15. Quản Trị Digital Marketing

Phần Mềm Độc Hại Là Gì? Nhận Biết Kịp Thời, Ngăn Chặn Hiệu Quả

Bạn đã từng nghe tới thuật ngữ phần mềm độc hại bao giờ chưa? Phần mềm độc hại được hiểu là phần mềm được thiết kế để gây hại cho máy tính. Tuy nhiên, nhiều lúc bạn lại lờ đi sự cảnh báo hoặc không biết cách xử lý như thế nào khi có cảnh báo thiết bị lạ xâm nhập, khiến máy tính của bạn bị virus hoặc các phần mềm độc hại khác tấn công đánh cắp thông tin, tê liệt hệ thống,…

Phần mềm độc hại xâm nhập ăn cắp thông tin và làm tê liệt hệ thống

Phần mềm độc hại xâm nhập ăn cắp thông tin và làm tê liệt hệ thống

Sự phát triển công nghệ số và ứng dụng của internet đã làm thay đổi cục diện, giúp các doanh nghiệp quản lý hệ thống theo chiều hướng tích cực. Nhờ sự kết hợp của công nghệ số và mạng internet, doanh nghiệp có thể rõ ràng trong điều hành các bộ phận, hoạch định các chiếm lược kinh doanh rõ ràng và hiệu quả hơn. Tuy nhiên đối diện với sự bùng nổ của mạng internet, nhiều doanh nghiệp phải đối diện với vấn nạn phần mềm độc hại. Nó tấn công và các thiết bị có kết nối mạng như máy tính, điện thoại,.. nhằm mục đích đánh cắp thông tin – tài chính, thông tin cá nhân hoặc liên quan đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp.

Phần mềm độc hại là gì?

Phần mềm độc hại (malicious software) là một thuật ngữ nói về virus, worm, trojan được thiết lập để truy cập bất hợp pháp vào server hay mạng máy tính. Phần mềm độc hại hoạt động nhằm mục đích phát hoại lớp bảo vệ từ đó ăn cắp thông tin cá nhân, thông tin ngân hàng,… Thậm chí phần mềm này có thể tấn công vào một tổ chức để lấy thông tin kinh doanh. 

Các loại phần mềm độc hại

Có nhiều loại phần mềm độc hại, có thể kể đến như: virus máy tính, sâu, Trojan horse, Ransomware, Fileless malware,…

Các loại phần mềm độc hại phổ biến

Các loại phần mềm độc hại phổ biến

  • Virus máy tính là gì?: Một loại virus phần mềm làm sửa đổi các host files. Ngày này với sự đa dạng của các loại phần mềm độc hại, virus máy tính đã trở nên không quá phổ biến, chỉ chiếm khoảng 10% tổng số phần mềm độc hại. Tuy nhiên virus máy tính có khả năng làm lây nhiễm các tệp khác.
  • Sâu – Worms là gì?: Đây là một loại phần mềm độc hại tồn tại lâu hơn virus máy tính và có khả năng tự sao chép và lây lan, phá huỷ hệ thống, thiết bị, mạng và cơ sở hạ tầng được kết nối. 
  • Trojans là gì?: Trojan Horse (Remote Access Trojan) là một dạng phần mềm độc hại được lựa chọn bởi tin tặc. Nó có khả năng tồn tại lâu thậm chí mãi mãi. Trojan thường đến từ email hoặc người dùng có thao tác tới trang web bị nhiễm phần mềm độc hại. Trojans giả làm chương trình hợp pháp, nhưng thực chất lại chứa yếu tố độc hại. Trojan giả là chương trình chống vi-rút, người dùng bật lên rồi thông báo máy tính của bạn bị nhiễm, rồi hướng dẫn bạn chạy chương trình dọn dẹp PC. Nếu người dùng làm theo sẽ “mắc bẫy” và Trojan chiếm quyền root.
  • Ransomware là gì?: Phần mềm độc hại này có thể làm tê liệt cả một hệ thống, sau khi xâm nhập vào thiết bị nó sẽ mã hóa các tập tin của người dùng trong vòng vài phút. Hầu hết các nạn nhân phải trả tiền chuộc, trong trong đóc có khoảng 30 % không mở khóa các tập tin của họ. 
  • Fileless malware: Một dạng phần mềm độc hại không cần tệp,  nó di chuyển và làm lây nhiễm mà không trực tiếp sử dụng đến tệp hoặc hệ thống tệp. Fileless malware lan truyền bằng cách xâm nhập đối tượng OS không phải tệp, như API, registry keys, v.v.
Tham khảo:   Chat GPT bị điều tra về vi phạm quyền bảo vệ người dùng

Cách nhận biết và ngăn chặn phần mềm độc hại hiệu quả

Khi máy tính truy cập vào bất kỳ trình duyệt nào như Opera, chrome, cốc cốc,… nếu hiển thị các quảng cáo về tính bảo mật thì khả năng lớn máy tính của bạn đã bị nhiễm phần mềm độc hại. Ngoài ra, một số dấu hiệu khác giúp bạn phán đoán máy tính có bị nhiễm phần mềm độc hại không như:

  • Máy tính chạy chậm cho thấy khả năng cao máy tính đã bị một con virus máy tính xâm nhập làm cạn kiệt nguồn xử lý trong máy tính của bạn. 
  • Xuất hiện các thanh công cụ lạ trên trình duyệt hoặc có các icon lạ, màn hình Desktop bị thay đổi,…
  • Góc phải màn hình máy tinh hiện biểu tượng thông báo: “Your computer is infected” hay “Virus Alert”…
Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại

Dấu hiệu nhận biết máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại

Làm thế nào để ngăn chặn phần mềm độc hại? Phần mềm độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo mật thông tin. Do vậy bạn cần chủ động ngăn chặn phần mềm độc hại bằng cách như:

  • Cài đặt và sử dụng phần mềm diệt virus chính hãng: Có thể ví dụ như Kaspersky, CyStack, Bitdefender, Avast, Norton, Bkav, … Đây là những phần mềm hợp pháp, phần mềm có nguồn để đảm bảo tính an toàn.
  • Xây dựng chính sách với các thiết bị PnP: Đây là cách tốt nhất để hạn chế mã độc. Ngoài ra khi sử dụng các thiết bị này không nên mở trực tiếp như khi vào USB, ta thường mở ổ đĩa rồi nhấn phím Enter, hoặc nhấp đôi chuột vào biểu tượng. Cách an toàn là bạn hãy bấm chuột phải, tiếp đó mới click vào explorer.
  • Thiết lập quy tắc với các file: Chỉ nên tải các file có nguồn gốc, nếu file không có nguồn gốc cần tiến hành quét phần mềm độc hại, nếu thấy nghi ngờ cần dừng việc tải file về máy. 
  • Cập nhật máy tính, phần mềm: Chủ động cập nhật các phiên bản hệ điều hành vì các bản cập nhật này thường chứa các tính năng phát hiện phần mềm độc hại. Ngoài ra, cập nhật bản vá phần mềm cũng rất quan trọng để giữ an toan toàn, tránh phần mềm độc hại xâm nhập
Tham khảo:   Có phải email marketing đã không còn hiệu quả?

Bị phần mềm độc hại xâm nhập là điều mà không ai mong muốn. Nhưng thực tế, phần mềm độc hại ngày càng phát triển và có nhiều biến thể với mục đích ăn cắp thông tin, làm tê liệt hệ thống. Để phòng ngừa, bạn cần chủ động áp lực các biện pháp ngăn chặn phần mềm độc hại. Nếu chẳng may bị phần mềm độc hại tấn công, bạn nên sớm nhờ tới sự trợ giúp của các chuyên gia máy tính để kiểm tra và tiêu dịch. Điều này có thể làm tiêu tốn thời gian và chi phí, tuy nhiên nó thật sự cần thiết để giảm thiểu rủi ro nhất có thể. 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo