37. Kinh nghiệm việc làm

Pokemon Go gợi mở 3 Insight quan trọng về bán hàng và tiếp thị

Pokemon Go hiện là trò chơi thực tế ảo đang “làm mưa làm gió” trên nhiều mạng xã hội và gần như tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Hàng triệu người cùng “ra đường” bắt Pokemon bằng chiếc điện thoại thông minh và nỗ lực để trở thành các “bậc thầy” săn thú.

So với các tựa game khác, Pokemon Go không phải là một trò chơi thông thường. Bởi lẽ, tựa game này là sự kết hợp hoàn hảo của thương hiệu Pokemon nổi tiếng, công nghệ thực tế ảo (AR) và lối chơi trong thời gian thực. Người chơi có thể tìm kiếm, “lùa” pokemon về một chỗ để bắt chúng tại những địa điểm thực tế như quán café, phòng gym và thậm chí là tại các văn phòng làm việc. Đồng thời, Pokemon Go còn khiến chúng ta bất ngờ bởi nhiều hình thức kết nối và tương tác mới được tạo ra đi kèm tác động mạnh mẽ tới cách sống, giao tiếp và mua sắm của game thủ.

:

Trong bài viết này, tác giả Gregg Schwartz – giám đốc bán hàng và marketing tại Strategic & Marketing (hãng có trụ sở tại Connecticut chuyên hỗ trợ các công ty công nghệ, startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra sale lead và thúc đẩy hoạt động bán hàng) cho rằng Pokemon Go không chỉ là một hiện tượng văn hóa mà còn gợi ý ra nhiều insight (sự thật ngầm hiểu) hấp dẫn về chiến lược bán hàng và tiếp thị cho các doanh nghiệp.

1. Chiến thắng của SoLoMo

Trong marketing, mặc dù SoLoMo (Social Local Mobile) là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong những năm gần đây nhưng phải nói rằng, từ khi Pokemon Go xuất hiện thì SoLoMo mới thực sự được minh họa một cách đầy đủ nhất.

Pokemon Go

Pokemon Gosự kết hợp của mạng xã hội với các chiến lược marketing địa phương (các doanh nghiệp nhỏ nhìn thấy những nguồn lợi lớn trong hoạt động bán hàng thông qua lượng khách hàng tăng thêm từ trò chơi Pokemon Go) và di động. Sự xuất hiện của trò chơi này đã hiện thực hóa khả năng con người có thể tương tác trong thế giới thực và mạng xã hội cùng lúc theo nhiều cách hết sức mới mẻ.

Tham khảo:   Trước khi thuyết trình, hãy dành ra 15 phút để làm những điều này

Vậy thì điều này có ý nghĩa như thế nào đối với chiến lược bán hàng của bạn? Hãy tìm kiếm những cách có thể kết hợp tương tác trong đời thực với marketing trên mạng xã hội. Nếu đang sở hữu một cửa hàng có địa điểm bán hàng cụ thể, bạn có thể thử một vài phương pháp tăng lượng khách hàng ghé thăm, tạo điểm check-in và kết nối với khách hàng cả trong thực tế lẫn trực tuyến.

2. Kiến trúc mới cho marketing

Pokemon Go là tựa game thực tế ảo đầu tiên thu hút được sự quan tâm của hàng triệu (thậm chí, hàng tỷ) người trên thế giới. Đồng thời, nó có thể trở thành một hình mẫu cho những phương pháp hoàn toàn mới trong việc tương tác với khách hàng và tạo ra các cộng đồng mới, cả dưới hình thức online lẫn ngoài đời thực. Chẳng hạn, các thương hiệu có thể phát triển những trò chơi thực tế ảo của riêng mình, hợp tác với các nhà phát triển game AR khác, mua quảng cáo hoặc đề xuất các gói IAP (các gói mua hàng trong ứng dụng) thông qua trò chơi tương tác ảo của các công ty khác.

Pokemon Go

 

Giống như việc các doanh nghiệp có thể mua quảng cáo trên Facebook, có lẽ, không sớm nữa chúng ta cũng có thể mua quảng cáo ngay trong game Pokemon Go hoặc tạo ra các nhân vật Pokemon dưới sự tài trợ hoặc có gắn thương hiệu của những công ty khác, hoặc thậm chí là tạo ra nhiều cách hơn nữa để tiết kiệm chi phí tương tác với khách hàng thông qua trò chơi này.

Ngoài ra, cũng có nhiều khả năng khác nổi lên đối với việc làm thế nào để giao tiếp và tương tác với người dùng trong không gian tương tác ảo mới lạ này. Pokemon Go thú vị một phần bởi nó gợi mở ra nhiều cách mới đối với hành vi của người tiêu dùng và các thương hiệu cần sẵn sàng để thay đổi sao cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ.

Tham khảo:   Trắc nghiệm hiểu biết chung về văn hóa xã hội P4

3. Thay đổi các ranh giới giữa “online” và cuộc sống thực

Pokemon Go không phải là trò chơi trên “điện thoại thông minh” và cũng không phải là tựa game diễn ra “ngoài đời thực”. Ngược lại, nó là sự kết hợp những nét điển hình của cả hai thể loại này.

Pokemon Go

Đây thực sự là điều thú vị và hấp dẫn, bởi lẽ, sự bùng nổ của Pokemon Go là một phần của một xu hướng lan rộng hơn hướng tới kỷ nguyên mới của Internet of Things (IoT) – “Vạn vật kết nối”. Công nghệ cảm biến kỹ thuật số giá rẻ (một công nghệ được sử dụng để tạo nên Pokemon Go) sẽ chuyển đổi cách mọi người tương tác với các thiết bị di động, với các vật thể trong cuộc sống thực tế và với các không gian vật lý theo những cách mà chúng ta chưa bao giờ tưởng tượng đến.

Pokemon Go có thể là trò chơi thực tế ảo đầu tiên và vì công nghệ IoT ngày càng trở nên tinh vi và lan rộng nên thành công “sau một đêm” của nó dường là cũng là dấu hiệu cho thấy rằng những nền tảng giao tiếp và tương tác với người dùng mới đã xuất hiện một cách đột ngột dưới nhiều hình thức hết sức lạ thường. Các ứng dụng cho công nghệ cảm biến này sẽ trở nên rộng rãi và đa dạng đến mức mà những công nghệ khác biệt có sự đột phá lớn hoặc những nền tảng giao tiếp hoàn toàn mới có thể sẽ nổi lên chỉ sau một đêm.

Thậm chí, nếu không biết Pokemon là gì thì đây vẫn là thời điểm thú vị cho tất cả những ai đang làm việc trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị. Pokemon Go là dấu hiệu của sự hội tụ công nghệ đang trên đà phát triển giữa công nghệ di động và tương tác trong đời thực, đồng thời mở ra nhiều gợi ý tuyệt vời để các marketer khai thác.

 

Rõ ràng, ranh gới giữa “trực tuyến” và đời thực đang dần được xóa bỏ nhờ sự tăng trưởng của công nghệ IoT. Đồng thời, điều này cũng thúc đẩy một sự đổi mới và sáng tạo thực sự cả trong chiến lược bán hàng lẫn marketing tại các doanh nghiệp.

Tham khảo:   3 dấu hiệu để nhận biết người kia đang cản trở thành công của bạn
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo