20. Kinh tế học

Quan điểm ‘xanh hoá chính trị’ là gì? Ý nghĩa và thách thức

Hình minh hoạ (Nguồn: whygreeneconomy)

Quan điểm xanh hoá chính trị 

Khái niệm

Quan điểm xanh hoá chính trị cho rằng các lĩnh vực chính trị có liên quan đến phát triển, đến sử dụng tài nguyên; các chiến lược phát triển ngành, phát triển vùng, phát triển quốc gia… đều cần được cân nhắc về mặt môi trường. 

Mọi qui hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách… đều phải được thẩm định về mặt môi trường, tức là phải được xanh hoá. 

Một công cụ được sáng tạo nhằm thực hiện nhiệm vụ này là phương pháp Đánh giá môi trường chiến lược (SEA – Strategic Environmental Assessment).

Ý nghĩa và thách thức

Phải nói rằng quan điểm “xanh hoá chính trị” là một quan điểm tích cực nhằm giúp cho các quyết định, chính sách phát triển tôn trọng và góp phấn bảo vệ môi trường, giúp khắc phục những nhược điểm của quan điểm phát triển cực đoan. 

Tuy nhiên, xanh hoá chính trị lại đặt các nước đang phát triển trước một thử thách mới, đó là đòi hỏi các nhà lập chính sách phải có kiến thức môi trường vững vàng. Vấn đề “đào tạo quản trị” về lĩnh vực môi trường không phải là một công việc dễ và nhanh. 

Tham khảo:   Thị trường ngoại tệ (Foreign currency market) là gì? Qui định về thị trường ngoại tệ

Sự thiếu hụt tri thức cần thiết về môi trường của các nhà lập chính sách sẽ dẫn đến các khả năng:

– Việc đánh giá môi trường chiến lược sẽ bị bỏ qua hoặc làm chiếu lệ;

– Các chính sách, kế hoạch, qui hoạch sẽ không được thi hành vì không qua được khâu thẩm định môi trường.

Cả hai khả năng trên đều gây ra những khó khăn cho các nước đang phát triển, làm chậm trễ quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá, dù rằng đó là quá trình hiện đại hoá theo hướng bền vững.

Thuật ngữ liên quan

– Quan điểm trào lưu phát triển cực đoan là quan điểm lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm, “tất cả cho tăng trưởng GDP hoặc GNP”, coi nhẹ hoặc bỏ qua trách nhiệm với môi trường.

– Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. (Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014)

Tham khảo:   Kinh tế xã hội (Social Economics) là gì? Ví dụ về nghiên cứu của kinh tế xã hội

(Tài liệu tham khảo: Môi trường và phát triển bền vững, Nguyễn Đình Hoè, NXB Giáo dục)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo