23. Chứng khoán

Quĩ đóng (Closed-end funds) là gì? Hoạt động đầu tư của quĩ đóng

Hình minh họa (Nguồn: TraderViet)

Quĩ đóng (Closed funds)

Quĩ đóng – danh từ, trong tiếng Anh gọi là Closed funds.

Quĩ đóng là quĩ đại chúng mà chứng chỉ quĩ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.” (Theo Luật chứng khoán năm 2006)

Hoạt động đầu tư của quĩ đóng 

Qui định chung của pháp luật về quĩ đóng

1. Việc tăng vốn của quĩ đóng phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Điều lệ quĩ có qui định việc tăng vốn của quĩ;

b) Lợi nhuận của quĩ trong năm liền trước năm đề nghị tăng vốn phải là số dương;

c) Công ty quản lí quĩ không bị xử phạt vi phạm hành chính về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán trong thời hạn hai năm, tính đến thời điểm đề nghị tăng vốn;

d) Phương án phát hành thêm chứng chỉ quĩ đóng phải được Đại hội nhà đầu tư thông qua.

2. Chứng chỉ quĩ đóng chỉ được phát hành cho nhà đầu tư hiện hữu của quĩ thông qua phát hành quyền mua chứng chỉ quĩ đóng được chuyển nhượng. (Theo Văn bản hợp nhất số 27/VBHN-VPQH)

Các loại tài sản quĩ đóng được phép đầu tư

1. Gửi tiền tại các ngân hàng thương mại theo qui định của pháp luật ngân hàng;

Tham khảo:   Cổ phiếu có tính chu kì (Cyclical Stock) là gì?

2. Công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo qui định trong lĩnh vực ngân hàng;

3. Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;

4. Cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng kí giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao chứng khoán của Việt Nam;

5. Cổ phiếu chưa niêm yết, cổ phiếu chưa đăng kí giao dịch của công ty đại chúng; trái phiếu chưa niêm yết của các tổ chức phát hành hoạt động theo pháp luật Việt Nam; cổ phiếu của công ty cổ phần, phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn;

6. Các chứng khoán và tài sản khác theo qui định của pháp luật.

Qui định về Cơ cấu danh mục đầu tư của quĩ đóng

1. Không đầu tư vào chứng khoán của một tổ chức phát hành quá 15% tổng giá trị chứng khoán đang lưu hành của tổ chức đó, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;

2. Không đầu tư quá 20% tổng giá trị tài sản của quĩ vào các loại chứng khoán và các tài sản được phát hành bởi cùng một tổ chức, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ;

3. Không đầu tư quá 30% tổng giá trị tài sản của quĩ vào các tài sản phát hành bởi một tổ chức hoặc một nhóm công ty có quan hệ sở hữu với nhau;

Tham khảo:   Thuế trên thặng dư vốn (Capital Gains Tax) là gì?

4. Không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quĩ vào bất động sản và các tài sản tài chính;

5. Không được sử dụng vốn và tài sản của quĩ để cho vay, bảo lãnh cho các khoản vay, trừ trường hợp đầu tư tiền gửi theo qui định; không được sử dụng tài sản của quĩ để thực hiện các giao dịch kí quĩ, bán khống;

6. Không đầu tư vào chứng chỉ của chính quĩ đó, đầu tư vào các quĩ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam;

7. Trường hợp quĩ đăng kí là nhà đầu tư nước ngoài, trong hoạt động đầu tư, quĩ còn phải tuân thủ các qui định của pháp luật liên quan về hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài. (Theo Thông tư số 224/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lí quĩ đóng, quĩ thành viên)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo