23. Chứng khoán

Rủi ro tài chính (Financial risks) trong chứng khoán là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: thebank)

Rủi ro tài chính

Khái niệm

Rủi ro tài chính trong tiếng Anh được gọi là financial risks.

Rủi ro tài chính liên quan đến việc sử dụng nợ – đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Rủi ro này tiềm ẩn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể sử dụng nợ hoặc sử dụng vốn chủ sở hữu. 

Thông thường, các doanh nghiệp thường sử dụng cơ cấu tài trợ hỗn hợp. Cơ cấu tài chính được phản ánh qua tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu.

Việc sử dụng nợ sẽ làm tăng nghĩa vụ tài chính đối với doanh nghiệp do phải trả vốn nợ và lãi, đồng thời, do bị ràng buộc bởi nghĩa vụ trả nợ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với dòng tiền ra lớn khi phải thanh toán nợ gốc và lãi. 

Khi doanh nghiệp không thanh toán nợ đúng hạn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính do uy tín sụt giảm, thậm chí phải đối mặt với nguy cơ phá sản. 

Mặt khác, do thanh toán lãi của vốn nợ được ưu tiên thực hiện trước nên sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận sau thuế và chi trả cổ tức cho cổ đông. Rủi ro tài chính có thể tránh được khi các nhà quản trị doanh nghiệp quyết định có sử dụng nợ hay không. Doanh nghiệp không sử dụng nợ sẽ không có rủi ro tài chính.

Tham khảo:   Lưu kí chứng khoán đóng là gì? Đặc điểm và nguyên tắc chung

Ưu điểm của việc sử dụng vốn nợ 

– Thứ nhất, do lãi vay được tính vào chi phí khi tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ được hưởng tiết kiệm thuế.

– Thứ hai, rủi ro của vốn nợ thấp hơn so với vốn chủ sở hữu do được đảm bảo nghĩa vụ thanh toán, vì vậy thường có chi phí thấp hơn.

– Thứ ba, khi sử dụng nợ, doanh nghiệp không bị mất quyền kiểm soát doanh nghiệp. Bằng việc đi vay, doanh nghiệp đã làm thay đổi dòng thu nhập đối với chủ sở hữu. Điểm lưu ý, đòn bẩy tài chính có thể tác động dương, làm tăng thu nhập của chủ sở hữu, song cũng có thể có tác động âm, làm giảm lợi nhuận của cổ đông.

Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, các doanh nghiệp có xu hướng lạm dụng nợ, làm tăng chi phí vốn. Các doanh nghiệp Hàn Quốc có tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 500%, các doanh nghiệp Anh và Mỹ, tỉ lệ này bằng 4 và các doanh nghiệp của Đức và Nhật là 1,5. 

Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, tổng nợ gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, song nợ dài hạn chỉ bằng 1/4 vốn chủ. 

Tham khảo:   Chính sách tỉ lệ cổ tức ổn định (Constant Dividend Policy) là gì?

Việc không triệt để tận dụng tiết kiệm thuế khi sử dụng nợ hoặc lạm dụng nợ đều dẫn đến kết quả làm chi phí vốn tăng, buộc doanh nghiệp phải đầu tư vào những dự án có rủi ro lớn nhằm hi vọng kiếm được tỉ suất lợi nhuận cao để bù đắp, tạo hiện tượng tăng trưởng nóng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Phân tích đầu tư chứng khoán, , NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo