39. Sales - Bán hàng đỉnh cao

Sampling Là Gì? Mẫu Dùng Thử Trong Marketing Có Ý Nghĩa Gì?

Sampling là gì? Sampling trong marketing là gì? Chắc hẳn, bạn không còn quá xa lạ với các chương trình dùng thử sản phẩm tại các trung tâm thương mại, siêu thị, v.v. Đây là một ví dụ về sampling trong marketing. Đây là một trong những hình thức sampling trong marketing được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Masterskills tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Hình thức sampling là gì?

Sampling là gì trong marketing? Sampling nghĩa là gì? Sampling trong marketing được hiểu là doanh nghiệp cho phép khách hàng dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp miễn phí. Chiến thuật marketing mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như góp phần thúc đẩy ra tăng doanh số, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, v.v.

Để tìm hiểu chi tiết về những lợi ích này, mời bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây.

Hình thức sampling trong marketing rất phổ biến.

2. Mẫu dùng thử trong marketing có ý nghĩa gì?

Chạy sampling là gì? Khái niệm này được hiểu là doanh nghiệp đang thực hiện một chiến dịch phát hàng dùng thử đến khách hàng. Vậy ý nghĩa của mẫu dùng thử trong marketing là gì?

2.1. Giới thiệu về sản phẩm mới

Khi triển khai chiến dịch hàng dùng thử, doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều khách hàng mới, qua đó giúp thúc đẩy doanh số bán hàng, và gia tăng trải nghiệm của họ về sản phẩm, cũng như kích thích người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm với bạn bè hoặc những người xung quanh mình. Điều này sẽ đặc biệt tốt nếu doanh nghiệp đang mở bán một sản phẩm mới.

Khoảng89% người mua hàng xem các đánh giá về sản phẩm trước khi mua hàng. Do đó, đánh giá chân thực về sản phẩm của người dùng mang lại lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp.

2.2 Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Thay vì chỉ quan sát sản phẩm bằng mắt, khách hàng có cơ hội dùng thử trực tiếp sản phẩm. Qua đó giúp tăng trải nghiệm của khách hàng về sản phẩm, góp một phần quan trọng trong quyết định mua hàng của họ.

2.3. Lắng nghe phản hồi của khách hàng một cách trực tiếp

Đối với những sản phẩm dùng thử trực tiếp tại quầy, chẳng hạn như đồ ăn, doanh nghiệp có thể lắng nghe phản hồi trực tiếp về sản phẩm của khách hàng. Đây là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục phát triển và điều chỉnh sản phẩm sao cho phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.

Bạn có thể thấy hoạt động cho mẫu thử miễn phí tại các hàng bán đồ ăn hoặc mỹ phẩm.

2.4. Xây dựng niềm tin và tình cảm thương hiệu

Khách hàng ngày càng trở nên khắt khe hơn khi quyết định lựa chọn mua một sản phẩm. Là một hình thức xúc tiến bán, dùng thử sản phẩm giúp khách hàng có những trải nghiệm ban đầu về sản phẩm, cũng như có cơ hội lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng khác. Qua đây giúp thương hiệu gây được ấn tượng và lòng tin cho khách hàng. 

Tham khảo:   Shopee bị lỗi không vào được: Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Có những hình thức sampling nào?

Hiện nay có những hình thức dùng thử sản phẩm nào đang được doanh nghiệp sử dụng phổ biến? Cùng Masterskills tìm hiểu ngay trong phần dưới đây nhé.

3.1. Online sampling

Online sampling cho phép người dùng đăng ký dùng thử sản phẩm online. Hình thức này giúp doanh nghiệp có thể tiết kiệm nhiều chi phí nguồn lực, chẳng hạn như tiền thuê mặt bằng, nhân viên tiếp thị, v.v.

Bên cạnh đó, hình thức này cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận với đông đảo khách hàng mục tiêu hơn, đồng thời có thể thu thập được nhiều thông tin hữu ích về khách hàng. 

Hình thức online sampling phù hợp với nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là các sản phẩm có tính nhạy cảm mà khách hàng không muốn nhận tại nơi đông người.

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, tuy nhiên, hình thức này không cho phép doanh nghiệp quan sát và theo dõi phản ứng trực tiếp của khách hàng khi họ thấy sản phẩm, và khi dùng thử sản phẩm. 

3.2. Door to door

Door to door là hình thức phát mẫu dùng thử mà nhân viên của doanh nghiệp đến gõ cửa từng nhà để giới thiệu và cung cấp sản phẩm dùng thử cho khách hàng mục tiêu. Phương pháp này cho phép doanh nghiệp có thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đồng thời như một cơ hội để xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Mặc dù vậy, hình thức tiếp thị này khá tốn kém, đặc biệt khi doanh nghiệp muốn tiếp cận một tệp khách hàng rộng lớn. Nhân sự tham gia công việc này cũng cần đảm bảo khả năng giao tiếp thành thạo, sức khỏe tốt, chuyên môn cao, v.v.

3.3. Face to face

Chắc hẳn bạn không còn xa lạ với những quầy dùng thử sản phẩm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, hay các nơi đông đúc người qua lại khác. Hình thức này giúp doanh nghiệp vừa có thể tiếp cận đến đông đảo khách hàng mục tiêu vừa có thể quan sát và lắng nghe ý kiến của khách hàng trực tiếp về sản phẩm. 

Các hình thức sampling hay gặp.

Để hình thức phát huy hiệu quả cao, doanh nghiệp cần đầu tư phần nhận diện tại khu vực trưng bày sản phẩm dùng thử nhằm thu hút khách hàng. Ví dụ, đó có thể là một standee hấp dẫn, hoặc minigame trúng thưởng, v.v.

Tham khảo:   Hướng dẫn cách bán hàng trên Shopee cho người mới bắt đầu

3.4. Một số các hình thức phát mẫu dùng thử khác

Một số phương pháp cung cấp mẫu dùng thử đến khách hàng khác có thể kể đến như:

  • Thư gửi trực tiếp đến khách hàng theo thông tin địa lý, hoặc nhân khẩu học.
  • Đính kèm sản phẩm vào báo hoặc tạp chí và gửi đến cho khách hàng.
  • Phát hành mẫu dùng thử kèm theo một sản phẩm trong danh mục sản phẩm: chẳng hạn như: sản phẩm sữa tắm có thể được đính kèm theo sản phẩm dầu gội dầu; hoặc tương ớt được đính kèm với nước mắm, v.v.

4. Thách thức khi triển khai sampling marketing

Khi triển khai chiến dịch dùng thử sản phẩm trong marketing có thể đối mặt với những thách thức nào? 

Theo đó, sản phẩm dùng thử có thể trở thành ấn tượng tốt ban đầu với khách hàng để họ cân nhắc ra quyết định tiếp tục sử dụng các sản phẩm khác của thương hiệu hoặc trở thành một trải nghiệm tệ với họ khiến họ không còn ý định sử dụng các sản phẩm khác của thương hiệu. Đặc biệt, so với một trải nghiệm tốt và trải nghiệm không tốt, khách hàng sẽ chia sẻ nhiều hơn về những trải nghiệm tiêu cực đến mọi người xung quanh.

Tâm lý của khách hàng khá e ngại khi nhận dùng thử một sản phẩm mới, bởi họ không biết rằng sản phẩm này có đáp ứng nhu cầu của họ hay không, hay liệu rằng sản phẩm đang gặp phải vấn đề nào chăng, v.v.

Thu thập phản hồi của khách hàng cũng được xem là một thách thức lớn khi triển khai chiến dịch sampling marketing. Đặc biệt với các phương pháp mà doanh nghiệp không có sự tương tác và quan sát trực tiếp. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề về chi phí, nguồn nhân lực và sự cạnh tranh mạnh mẽ từ đối thủ cạnh tranh, đặc biệt khi doanh nghiệp cung cấp sản phẩm chính thức chậm hơn đối thủ đến khách hàng.

Tham khảo:   Hoà Giải Là Gì? Đặc Điểm Hòa giải Tranh Chấp Thương Mại

Theo bạn, triển khai chiến dịch phát hàng dùng thử trong marketing còn gặp phải những khó khăn nào khác? Cùng bình luận để mọi người cùng biết nhé.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Sampling là gì?” mà Masterskills muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về chiến thuật phát hàng dùng thử trong marketing, cũng như cung cấp thêm cho bạn nhiều góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn còn có thêm bất kỳ câu hỏi hay đóng góp nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Masterskills hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo