Quản trị dự án

Scaling SCRUM với NEXUS

Tại sao nên mở rộng quy mô Scrum với khung thực hành NEXUS?

 

Scrum là một khuôn khổ đơn giản giúp chuyển giao sản phẩm, tiếp cận dựa trên chủ nghĩa thực nghiệm, theo đó, nhóm sẽ chuyển giao giá trị trong những phần gia tăng nhỏ (increments), kiểm tra kết quả, và điều chỉnh cách tiếp cận khi cần thiết dựa trên phản hồi nhận được. Nó bao gồm một tập hợp các sự kiện (event) nhỏ, trách nhiệm (accountabilities) và tạo phẩm (artifacts), được ràng buộc với nhau bởi các cách thực hành và sự sinh động bởi các giá trị được tạo ra, đây cũng là chìa khoá để Scrum hoạt động.
Nexus được xây dựng dựa trên nền tảng của Scrum, và những thành phần của Nexus khá quen thuộc đối với ai đang thực hành Scrum. Nó chỉ mở rộng một cách tối thiểu khung Scrum khi thực sự cần thiết để cho phép nhiều nhóm làm việc từ một Product Backlog để xây dựng increment tích hợp đáp ứng mục tiêu.
Nexus là tập hợp một nhóm khoảng từ ba đến chín Scrum team đang phối hợp cùng nhau trên cùng sản phẩm duy nhất; nó là sự kết nối giữa con người và sản phẩm. Nexus tìm cách duy trì và nâng cao từ chủ nghĩa kinh nghiệm dựa trên nền tảng của Scrum nhưng đồng thời lại mang đến giá trị cao hơn mà chỉ khi tập hợp một nhóm các Scrum team mới có thể đạt được – điều mà khi vận hành riêng lẻ không mang lại được. Được thực hiện bằng cách giảm bớt sự phức tạp từ sự phụ thuộc giữa các nhóm mà Scrum team gặp phải khi cộng tác để cung cấp một sản phẩm tích hợp, có giá trị, hữu ích trong mỗi Sprint.
 

Tham khảo:   Dự án là gì? - What is a Project?

Khung hướng dẫn thực hành Nexus 

Nexus vẫn dựa trên nền tảng cốt lõi của Scrum và mở rộng Scrum một cách tối thiểu. Khung hướng dẫn thực hành Nexus được tạo ra bởi ông Ken Schwaber – người đồng sáng tạo Scrum và được phát hành bởi Scrum.org, cùng với phần kiến thức, khung hướng dẫn thực hành Nexus, phát hành vào năm 2015 và được cập nhật vào và . 

 

Khung hướng dẫn thực hành Nexus giúp mở rộng quy mô Scrum 

Khung hướng dẫn thực hành Nexus giúp mở rộng quy mô Scrum là một cuốn sách ngắn gọn cho thấy cách Nexus giúp các nhóm phân phối một sản phẩm đa nền tảng, phức tạp trong các chu kỳ ngắn, thường xuyên, mà không ảnh hưởng đến tính nhất quán hoặc chất lượng và không thêm sự phức tạp không cần thiết hoặc không tuân theo các nguyên tắc cốt lõi của Scrum. Bằng cách sử dụng nghiên cứu điển hình mở rộng, tác giả minh họa cách Nexus giúp các nhóm giải quyết các thách thức mở rộng quy mô phổ biến như giảm sự phụ thuộc giữa các nhóm, duy trì tính minh bạch và tự quản của nhóm cũng như đảm bảo trách nhiệm của các vai trò trong nhóm. Đọc giả có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây.

Tham khảo:   Khái niệm cơ bản về PMP: Dự án và công việc vận hành

 

Triển khai Nexus 

Cũng như Scrum, chỉ riêng Nexus là chưa đủ để thành công, nhưng nó giúp tập trung vào trung tâm của vấn đề mở rộng quy mô – liên tục xác định và loại bỏ các yếu tố phụ thuộc do sự phức tạp ngày càng tăng. Bạn cũng sẽ cần một số kỹ thuật để ràng buộc công việc của Nhóm Scrum trong Nexus của bạn và đó là lý do tại sao chúng tôi đã phát triển và định dạng lại hơn 50 phương pháp để giúp bạn khởi chạy và duy trì Nexus một cách dự đoán. 

Tham khảo danh sách các phương pháp được đề xuất tại đây.

Lược dịch: Duy Linh Masterskills

Nguồn: SCALING SCRUM WITH NEXUS

Mở rộng quy mô Scrum với khung thực hành Nexus

Bản tuyên ngôn Agile – lịch sử hình thành Agile

Trong dự án Agile, công việc ước tính có thật sự cần thiết?

12 nguyên tắc của Agile

Quản lý dự án với Scrum

Scrum of Scrums

21 mô hình Sprint Retrospecitve sai lầm đang cản trở các Scrum Team

 

 
 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc