Quản trị dự án

SERIES 100 quy luật sống còn của Giám đốc dự án NASA (phần 3)

Quy tắc 72: Cần cập nhật công nghệ, giữ ngân sách, chấp nhận rủi ro, không chấp nhận thất bại, và vẫn follow các quy tắc cơ bản: chuẩn bị hồ sơ tài chính và duy trì tiến độ đặt ra từ trước.

Quy tắc 73: Uy tín của NASA bị ảnh hưởng vì khả năng dự đoán, ước tính của dự án còn kém. Cải thiện điều này không chỉ giảm chi phí mà còn đảm bảo lợi nhuận cao hơn.

Quy tắc 74: Đảm bảo bản thân có đủ thời gian giải quyết các vấn đề dự án kịp tiến độ.

Quy tắc 75: Với mục tiêu vượt qua rào cản của công nghệ và khoa học, NASA cũ không quan tâm tới giới hạn phạm vi và chi phí. Nhưng NASA mới phải khắc phục vấn đề này.

Quy tắc 76: Hiểu nguồn lực trung tâm mình làm việc và trung tâm khác. Từ đó tận dụng được sự giúp đỡ nếu có thể.

Quy tắc 77: Đừng che giấu thông tin về dự án. Mọi người cần bức tranh toàn cảnh để hỗ trợ bạn tốt nhất.

Quy tắc 78: Chương trình hỗ trợ tài chính của NASA đã phân bổ ngân sách rất cân đối. Đừng tấn công & chỉ trích nếu bạn cảm thấy không hài lòng và hay so sánh với dự án khác.

Quy tắc 79: Đừng hứa sẽ thay đổi cam kết tiến độ và chi phí trong dự án tiếp theo. Vì có thể dự án đó sẽ không bao giờ tới.

Quy tắc 80: Hãy nhớ khách hàng là ai và mục tiêu của anh ta là gì.

Quy tắc 81: Hướng dẫn cho Quản lý NASA được viết bởi một nhân viên khác của NASA; cũng giống như bạn. Vì vậy, cứ góp ý điểm cần hoàn thiện để họ chỉnh sửa.

Quy tắc 82: Quyết định sai lầm vẫn có thể khắc phục nếu còn thời gian.

Tham khảo:   Hướng dẫn Quản lý dự án cơ bản cho nhân sự không chuyên

Quy tắc 83: Đôi khi cách tốt nhất để giúp đỡ là đừng làm gì cả. Bạn có thể là ông chủ, nhưng cứ phải chạy theo giải quyết vấn đề của ai đó, thì hoá ra bạn đang phục vụ cho anh ta à?

Quy tắc 84: Đừng mông lung & phí thời gian, hãy nhìn vào thực tế hoặc thông tin cụ thể để thực sự giải quyết vấn đề.

Quy tắc 85: Liêm chính có nghĩa là cấp dưới tin tưởng bạn.

Quy tắc 86: Trong guồng quay vội vã của công việc, hãy luôn nhớ rõ bạn làm việc cho ai. Qua mặt Boss sẽ không có lợi cho bạn về lâu dài.

Quy tắc 87: Các dự án đều đòi hỏi tinh thần đồng đội để thành công.

Quy tắc 88: Đừng phỏng đoán người khác có biết điều đó không, có làm việc này chưa…, hãy hỏi trực tiếp. Môi trường áp lực có thể làm ta bỏ qua những điều cơ bản.

Quy tắc 89: Nhiều khi đặt niềm tin vào may mắn còn hơn là phó mặc cho sự support kém cỏi.

Quy tắc 90: Rất khó để ghép trọn vẹn bức hình chỉ từ một miếng ghép. Vì vậy đừng ngạc nhiên nếu thành viên nhóm đưa ra kết luận sai khi họ bị đói thông tin. 

Quy tắc 91: Hãy nhớ rằng, Chủ tịch, Quốc hội, OMB, NASA HQ, trung tâm quản lý cấp cao, và khách hàng của bạn đều có việc phải làm. Việc của bạn là khiến họ vui lòng.

Quy tắc 92: Trong trường hợp thất bại, hãy:

  1. Tạo một dòng thời gian, bao gồm tất cả sự kiện đã diễn ra.
  2. Kiểm chứng lại những sự thật hiển nhiên.
  3. Đừng cố bóp méo số liệu (biết điểm dừng & không cố gắng ép số để thể hiện kịch bản bạn xây dựng)
  4. Đừng đi đến một kết luận quá nhanh. Hãy nhớ giải thích cho những sai lệch (nếu có).
  5. Biết khi nào nên dừng lại.
Tham khảo:   Truyền thông trong quản lý dự án, làm thế nào hiệu quả?

Quy tắc 93: Thất bại là bài học kinh nghiệm cho tương lai. Nhưng nếu sau thất bại, mọi việc vẫn đi đúng hướng thì đó lại là lesson learned cho ta học hỏi.

Quy tắc 94: Sai lầm thì vẫn ổn nhưng thất bại thì không. Đã thất bại rồi sẽ rất khó để khôi phục. Nên ta cần có phương án dự phòng với những kế hoạch tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Quy tắc 95: Chưa có tiền lệ về dự án nào hoàn toàn không xuất hiện vấn đề, mặc dù các bước testing & thử nghiệm đều được thực hiện đầy đủ. Vì vậy, tốt nhất là chuẩn bị kỹ các phương án ứng biến đa dạng.

Quy tắc 96: Kinh nghiệm có thể tốt nhưng thử nghiệm/testing sẽ tốt hơn. Dẫu biết nó có khả năng hoạt động, cũng chưa chắc bằng đã thử & thấy nó thực sự hoạt động.

Quy tắc 97: Nếu sợ thất bại thì bạn sẽ khó đạt được thành công. Nên hãy luôn cố gắng trau dồi năng lực để hoàn thiện bản thân. Một phần kỹ năng đó là biết được ai có thể giúp bạn.

Quy tắc 98: Một trong những lợi thế của NASA là chúng tôi  luôn cam kết về những điều chúng tôi biết/có thể làm được.

Quy tắc 99: Sự dư thừa trong phần cứng rất ảnh hưởng. Kinh nghiệm xây dựng cho thấy, một bộ phận không hoạt động sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận khác. Vì vậy hãy nhìn các bộ phận dưới ánh mắt tổng thể, toàn diện để hoàn thiện nhiệm vụ.

Quy tắc 100: Không đưa ra lời bào chữa, thay vào đó, chỉ trình bày những kế hoạch cải thiện.

Tham khảo:   Kỹ năng cần thiết để quản lý dự án thành công

HẾT.

Tác giả: Jerry Madden và Rod Stewart

Nguồn: Projectsmart.co.uk

Lược dịch: Masterskills

:

Corrective Action – Hành động khắc phục

Preventive Action – Hành động phòng ngừa

Corrective Action vs. Preventive Action vs. Defect Repair

SERIES 100 QUY LUẬT SỐNG CÒN CỦA GIÁM ĐỐC DỰ ÁN NASA (PHẦN 1)
SERIES 100 QUY LUẬT SỐNG CÒN CỦA GIÁM ĐỐC DỰ ÁN NASA (PHẦN 2)

 

 

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc