23. Chứng khoán

Tài sản cơ sở (Underlying Asset) là gì? Tài sản cơ sở và Hợp đồng phái sinh

Hình minh họa. Nguồn: Tackletrading.com

Tài sản cơ sở

Khái niệm

Tài sản cơ sở trong tiếng Anh là Underlying Asset.

Tài sản cơ sở là các tài sản tài chính mà giá của các công cụ phái sinh dựa trên đó. Hợp đồng quyền chọn hay hợp đồng tương lai là ví dụ về công cụ phái sinh.

Các công cụ phái sinh là các công cụ tài chính có giá dựa trên mỗi loại tài sản khác nhau. 

Đặc điểm Tài sản cơ sở 

Tài sản cơ sở là nền tảng xác định giá trị của các công cụ phái sinh. Ví dụ: một quyền chọn của cổ phiếu XYZ cho phép chủ sở hữu quyền mua hoặc bán cổ phiếu XYZ với giá thực hiện quyền cho đến khi quyền chọn đáo hạn. 

Tài sản cơ sở của quyền chọn trên là cổ phiếu XYZ.  

Tài sản cơ sở được sử dụng để xác định các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng phái sinh tạo ra giá trị cho hợp đồng phái sinh đó. 

Tài sản cơ sở là chứng khoán có liên quan đến các thỏa thuận mà các bên đã đồng ý trong hợp đồng phái sinh.   

Tài sản cơ sở và Hợp đồng phái sinh

Giá của hợp đồng quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai được xác định từ giá của một tài sản cơ sở.

 – Trong một hợp đồng quyền chọn, người phát hành hợp đồng phải mua hoặc bán một tài sản cơ sở cho người mua hợp đồng vào ngày được chỉ định theo mức giá đã thỏa thuận. 

Tham khảo:   Giá chào bán lại (Re-Offer Price) là gì? Giá chào bán lại cố định

Người mua hợp đồng không bắt buộc phải mua tài sản cơ sở, nhưng họ có thể thực hiện quyền của mình nếu họ muốn. 

Nếu quyền chọn sắp hết hạn mà giá tài sản cơ sở không thuận lợi để việc thực hiện quyền chọn đem lại lợi nhuận, người mua quyền có thể thực hiện quyền hoặc để cho quyền chọn đáo hạn mà không làm gì cả. Với trường hợp thứ hai, họ sẽ mất số tiền đã trả để mua quyền chọn.   

 – Hợp đồng tương lai là một nghĩa vụ giữa người mua và người bán. Người bán đồng ý cung cấp và người mua đồng ý mua tài sản cơ sở khi hợp đồng đáo hạn trong tương lai. 

Giá người bán nhận được và người mua phải trả sẽ  tương ứng với mức giá hai bên đã kí kết trong hợp đồng tương lai tại thời điểm ban đầu. 

Hầu hết các nhà giao dịch tương lai sẽ đóng vị thế trước khi hợp đồng đáo hạn vì phần lớn họ là các nhà giao dịch cá nhân và các quĩ phòng hộ, những người này thường không có nhu cầu sở hữu tài sản cơ sở. 

Nhà đầu tư có thể mua hoặc bán hợp đồng tương lai và nếu giá hợp đồng tương lai dịch chuyển theo hướng thuận lợi, họ có thể thoát giao dịch tỏng khi vẫn kiếm được lợi nhuận. 

Tham khảo:   Cổ phiếu loại C (Class C Share) là gì? Đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm

Các loại Tài sản cơ sở 

Với quyền chọn cổ phiếu, tài sản cơ sở là chính cổ phiếu đó. Ví dụ một quyền chọn mua 100 cổ phiếu của công ty X với giá 100$ thì tài sản cơ sở chính là cổ phiếu của công ty X. 

Tài sản cơ sở là nền tảng để xác định giá của quyền chọn cho đến khi quyền chọn hết hạn. Giá của tài sản cơ sở thay đổi ttrong suốt thời hạn hợp đồng và ảnh hưởng trực tiếp đến giá của quyền chọn.

Giá của tài sản cơ sở ở một thời điểm cho phép các nhà giao dịch biết liệu thực hiện quyền chọn tại thời điểm đó có đáng hay không.    

Tài sản cơ sở cũng có thể là một loại tiền tệ hoặc một chỉ số thị trường, chẳng hạn như chỉ số S&P 500. 

Trong trường hợp là chỉ số thị trường chứng khoán, tài sản cơ sở sẽ bao gồm các cổ phiếu phổ biến trong chỉ số thị trường chứng khoán đó.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo