15. Quản Trị Digital Marketing

Thống kê 8 lỗi thường gặp khi tối ưu hóa nội dung

Nội dung của bạn có thể rất tuyệt vời, nhưng nó không mang lại ý nghĩa gì nếu các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy được. Bạn có trăn trở với kết quả của chiến dịch tiếp thị nội dung năm 2014?

Liệu nội dung của bạn có được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm?

Liệu nội dung của bạn có được tìm thấy bởi các công cụ tìm kiếm?

Tiếp thị nội dung thông qua việc tạo và phân phối nội dung có ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng, nhiều nhà quảng cáo đều hiểu được tầm quan trọng của sự hấp dẫn trong nội dung.

Tuy nhiên, nhiều người quên tầm ảnh hưởng của SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) lên các nội dung quảng cáo thành công, ngoài nội dung chất lượng cao và hữu ích, nội dung trên website của bạn cần được tối ưu hóa để có thể tìm thấy bằng các công cụ tìm kiếm, và quan trọng hơn là được tìm thấy bởi khách hàng, đối tượng của bạn.

Thật không may, với lượng lớn thông tin sai lệch về SEO trên các trang mạng, người tiếp thị thường vô tình mắc các lỗi về SEO, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lượng truy cập và xếp hạng công cụ tìm kiếm trang web của bạn.

Trong nỗ lực làm giảm lượng maketers mắc phải các lỗi cơ bản về SEO, Subiz giới thiệu bài chia sẻ 8 lỗi về tối ưu hóa nội dung cơ bản mà các marketers thường mắc phải trong năm 2014:

1. Nội dung trùng lặp
Phát hành nội dung trùng lặp thường là lỗi không cố ý của người quản lí trang web, và thường họ không tự nhận ra được điều đó cho tới khi thấy sự sụt giảm xếp hạng hoặc lượng truy cập của trang web.

Mặc dù hầu hết các người quản lí trang web đều biết là không nên đăng những nội dung trùng lặp, nhưng có rất ít cách để giảm các sai lầm này, có thể kể đến các trang HTTPS, công cụ URL, các mẫu CMS.

Nếu bạn phát hiện có các nội dung trùng lặp, bạn nên để các công cụ tìm kiếm không thấy những trang đó nhờ Noindex, Nofollow tag hay rel=canonical để bạn vẫn duy trì được xếp hạng và lượng truy cập của mình.

2. Backlinks xấu
Xây dựng liên kết là một phần rất quan trọng của SEO, nhưng không phải tất cả các liên kết (link) đều tốt, có rất nhiều link xấu ảnh hưởng đến bạn.

Backlink xấu bao gồm link từ các trang web không liên quan, các trang web spam, các trang cờ bạc, web đen… thường không gây thiện cảm đối với người nhìn.

May mắn rằng có rất nhiều công cụ, như Open Site Explorer hay SEMrush, bạn có thể sử dụng để tổng hợp danh sách các backlink của bạn. Khi bạn có danh sách các backlink, bạn có thể gỡ các backlink xấu bằng cách liên hệ với người quản lí trang web hoặc sử dụng các công cụ từ chối nhận link của google.

Tham khảo:   Bán hàng đa kênh – Xu hướng tất yếu trong thời đại công nghiệp 4.0

Mặc dù những việc này rất khó khăn và cần được giải quyết kịp thời, nhưng lại rất cần thiết để duy trì xếp hạng công cụ tìm kiếm và uy tín của trang web bạn.

Bài liên quan: Hướng dẫn xây dựng backlinks cho người mới bắt đầu

3. Keyword cannibalization và tối ưu quá mức từ khóa
Keyword cannibalization là việc đặt từ khóa vào tất cả các tiêu đề của các trang web, hoặc vào tất cả các văn bản neo (anchor text), hoặc chèn nó vào tất cả các nội dung của các trang web ấy, nhằm tăng độ liên quan của cả website đến một từ khóa đó .

Mặc dù nhiều doanh nghiệp có một vài từ khóa mục tiêu chính mà họ sử dụng trong tất cả các trang trên web của họ, đưa ra từ khóa giống nhau trên các trang có thể ảnh hưởng đến chiến lược SEO của bạn. Kết quả là tất cả các trang của web chỉ tối ưu hóa cho một từ khóa duy nhất.

Các công cụ tìm kiếm hoạt động để hiển thị các trang thích hợp nhất cho các truy vấn tìm kiếm. Nếu nhiều trang của web được tối ưu cho những từ khóa giống nhau thì làm thế nào để các công cụ tìm kiếm tìm ra trang phù hợp nhất?

Câu trả lời ngắn gọn: “không thể”. Nói cách khác, bạn tự tạo bất lợi cho mình khi để các công cụ tìm kiếm không có sự lựa chọn.

Thêm nữa, tối ưu quá mức có thể gây bất lợi cho kế hoạch SEO của bạn. Bạn muốn mỗi trang sẽ tập trung vào một từ khóa cụ thể và sử dụng từ khóa đó trong suốt quá trình sao chép (copy), gắn thẻ (tag) và mô tả của trang. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng từ khóa quá nhiều, điều đó dẫn đến việc tối ưu hóa quá mức. Thật khó hiểu, phải không?

Hãy thực sự hiểu cách mà Google tìm được bạn

Hãy thực sự hiểu cách mà Google tìm được bạn

Để tránh điều này, từ khóa mục tiêu nên xuất hiện một cách tự nhiên trên trang của bạn, có thể là ở tiêu đề, được gắn thẻ hay các mô tả, chú thích…

Ví dụ, khi bạn là một công ty về nhân sự, thì các thẻ tiêu đề có thể là: “dịch vụ nhân sự kĩ thuật/ công ty nhân sự về kĩ thuật + tên công ty/ tên công ty + dịch vụ nhân sự kĩ thuật.”

Mặc dù chỉ là các thẻ tiêu đề, nhưng nhìn chung thì không được tự nhiên cho lắm, vì bạn đã tối ưu quá mức khi lặp lại từ khóa quá nhiều, giống như spam các công cụ tìm kiếm hay spam người dùng vậy.

4. Tối ưu hóa hình ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh thường không được các chủ trang web nghĩ đến đầu tiên, mặc dù nó rất quan trọng. Hình ảnh chứa tên, tiêu đề và các thẻ có ảnh hưởng lớn đến SEO. Mặc dù các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy hình ảnh nhưng lại có thể tìm thấy dòng chữ hay các mã (code) kết hợp với hình ảnh. Bạn có thể tối ưu hình ảnh một cách hiệu quả bằng cách:

  • Lưu hình ảnh bằng một cái tên mô tả hình ảnh đó, vì nó có thể cung cấp thông tin sơ lược về hình ảnh, rằng nó ảnh hưởng đến các nội dung còn lại trên trang như thế nào (ví dụ: hãy so sánh :”con mèo cười.jpg” với “IMG10003.jpg” ).
  • Bằng cách sử dụng các thẻ ALT như là một văn bản thay thế khi hình ảnh không có sẵn, kèm với các từ khóa và cụm từ trong các thẻ tiêu đề hình ảnh có thể cung cấp ngữ cảnh khi hình ảnh được xem đến.
Tham khảo:   Influencer marketing là gì? Lợi ích của influencer marketing đối với doanh nghiệp

5. Thời gian tải trang
Các công cụ tìm kiếm sử dụng thời gian tải trang như một yếu tố xếp hạng, đó là một yếu tố quan trọng trong SEO. Thêm nữa, thời gian tải trang ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, vì chỉ 2 giây chậm trễ có thể làm là 87% người dùng rời bỏ qua trang khác.

May mắn rằng có rất nhiều công cụ có sẵn để phân tích tốc độ tải của trang web và nhận ra được những nguyên nhân làm chậm tốc độ tải trang. Ngoài ra bạn có thể tối ưu hóa tức thời thời gian tải trang bằng cách giảm lượng chuyển hướng, sử dụng kích thước hình ảnh phù hợp, tránh các plugins nặng, CSS và HTML.

Chỉ 2 giây chậm trễ có thể khiến 87% khách hàng rời bỏ bạn

Chỉ 2 giây chậm trễ có thể khiến 87% khách hàng rời bỏ bạn

6. Chất lượng thấp, nội dung nghèo nàn
Chúng ta vẫn đang thấy những điều này xảy ra rất nhiều, kể từ lần đầu tiên cập nhật Panda của Google năm 2011, các công cụ tìm kiếm đã gỡ xuống những nội dung kém chất lượng, nghèo nàn không phục vụ được gì cho người sử dụng.

Điều quan trọng nhất là nội dung của bạn phải hữu ích, nếu bạn viết nội dung với mục đích chỉ để các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thì bạn đang mất đi đối tượng chính của mình là khách hàng. Hãy tập trung vào những gì khách hàng cần, thường xuyên giải đáp những thắc mắc của họ, đóng vai trò như là người bạn của khách hàng thì bạn đang tối ưu hóa cho việc tìm kiếm trên con đường dài.

7. Từ khóa không tập trung
Khi tối ưu hóa trang cho một từ khóa cụ thể, bạn phải chắc chắn tập trung cho 1 từ khóa đó xuyên suốt trang. Ví dụ, bạn đang tối ưu trang cho “áo polo màu xanh”, và sử dụng từ khóa đó trong các thẻ tiêu đề. Xong, trong suốt trang thay vì “áo polo màu xanh”, bạn còn có thêm “áo polo hải quân”.

Tham khảo:   Tự động hóa – mảnh ghép còn thiếu trong quy trình marketing của doanh nghiệp

Điều này dẫn đến từ khóa không tập trung và có thể gây nhầm lẫn cho các công cụ tìm kiếm và người dùng. Từ khóa mà bạn dùng nên nhất quán trong suốt các thẻ tiêu đề, đầu đề H1, trang URL, nội dung trang, thẻ hình ảnh…

8. Index
Như tôi đã nói từ trước, nếu nội dung của bạn không thể tìm thấy, bạn đang gặp rắc rối. Đây là sự thật nếu bạn có vấn đề trong việc cập nhật dữ liệu vào chỉ mục (index) từ các trang bị chặn, trang bị mất hoặc các liên kết hỏng. Sau cùng, nội dung của bạn cần tối ưu để tìm kiếm bởi các công cụ tìm kiếm để người dùng có thể tìm thấy được.

Nếu các công cụ tìm kiếm không thể tìm thấy và index trang của bạn, nội dung của bạn có thể không bao giờ được đưa đến người dùng, vì vậy nó rất quan trọng đối với chủ trang web, phải thường xuyên kiểm tra trang web hay link của bạn có đang hoạt động ổn định hay không.

Nói chung, có rất nhiều sai lầm có thể làm giảm xếp hạng SERP, nhưng 8 lỗi trên được thống kê nhiều nhất trong năm 2014. Tuy nhiên những lỗi này dù khó hay dễ cũng có thể được khắc phục vì mục tiêu tối ưu SEO.

Hãy cùng ngẫm lại và rút kinh nghiệm cho một năm 2015 với việc tối ưu hóa nội dung thành công nhé!

Bài liên quan: [Infographic] – SEO là một hành trình

Nguồn: marketingland.com

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo