15. Quản Trị Digital Marketing

Tiếp thị đàm thoại: Xu hướng sẽ tạo đột phá

Thương mại điện tử chưa khi nào là lĩnh vực dễ dàng để vận hành do tốc độ thay đổi nhanh chóng của các xu hướng. Để có thể vận hành thành công một doanh nghiệp thương mại điện tử, không chỉ đòi hỏi thương hiệu phải có sự vận động, áp dụng một loạt các giải pháp tiếp thị cụ thể mà đôi khi có thể phải sáng tạo và khác biệt.

Do đó, các chuyên gia tiếp thị buộc phải nhanh chóng thích ứng, luôn đi trước một bước để dự đoán được những gì công chúng sẽ thích và gắn bó trong tương lai gần. Tích cực nghiên cứu nhu cầu hiện tại, thấu hiểu mong muốn thực sự của khách hàng chính là mấu chốt để phát hiện ra những nhu cầu, để từ đó, tạo ra những cơ hội quan trọng để bán hàng. Chính điều này không chỉ mang lại cho thương hiệu doanh thu, sau đó là lợi nhuận, mà còn cho phép củng cố điểm khác biệt và độc nhất của mình trong mắt khách hàng, tạo nền móng để phát triển bền vững.

Một trong những xu hướng mới nhất và được dự báo sẽ tạo những cú hích ngoạn mục trong tiếp thị là tiếp thị đàm thoại – một chiến lược đã được hàng triệu doanh nghiệp thương mại điện tử ứng dụng và thành công.

Có rất nhiều minh chứng về việc triển khai các chiến lược tiếp thị đàm thoại đã giúp các doanh nghiệp không chỉ duy trì lợi thế cạnh tranh, mà còn nhanh chóng gia tăng sức ảnh hưởng trên thị trường. Tuy nhiên, cũng có một số đã thất bại do không theo kịp tất cả các khía cạnh của chiến lược này.

Điều đó càng chứng tỏ, mặc dù là một công cụ sáng tạo để phát triển doanh nghiệp và thúc đẩy doanh số bán hàng, nhưng nó cũng chỉ là một công cụ và thương hiệu phải thận trọng để áp dụng một cách chính xác.

Tiếp thị đàm thoại là gì?

Tiếp thị đàm thoại là gì?

Tiếp thị đàm thoại là gì?

Trước hết, hãy đảm bảo rằng chúng ta biết chính xác những gì mình đề cập đến khi nói đến tiếp thị đàm thoại. Trên thực tế, lĩnh vực này không quá phức tạp và thậm chí đã được sử dụng từ rất lâu trong lĩnh vực bán hàng. Nó không hoàn toàn mới, vì trò chuyện từ lâu đã được coi là một công cụ tiếp thị. Sự khác biệt duy nhất là, hiện nay, trong giai đoạn mà kỹ thuật số đã chiếm lĩnh cuộc sống của chúng ta, một cuộc trò chuyện không nhất thiết phải mặt – đối mặt với bất kỳ ai, mà bao gồm cả những tương tác trực tuyến.

Tham khảo:   Marketing kỹ thuật số là gì? Chiến lược marketing kỹ thuật số

Về cơ bản, tiếp thị đàm thoại là một phương pháp tiếp thị cho phép các doanh nghiệp thu hút khách hàng tiềm năng, sau đó, tạo trải nghiệm cá nhân 1-1 với khách hàng thông qua chat bot hay các agent. Chính việc cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7 sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng, từ đó, dần ảnh hưởng tích cực đến việc mở rộng danh sách khách hàng tiềm năng và chắc chắn không thể thiếu doanh số bán hàng.

Các công cụ chính được sử dụng trong tiếp thị đàm thoại là livechat và chatbot. Trong đó, sự khác biệt chính giữa hai công cụ này là các cuộc trò chuyện với livechat được quản lý bởi các agent – là những người thực, trong khi chatbot là kết quả của tiến bộ kỹ thuật – phần mềm có sẵn bắt chước các kịch bản trò chuyện.

Cả hai đều có ưu điểm và nhược điểm của riêng mình. Ví dụ: livechat hiệu quả trong việc đảm bảo khách hàng được hỗ trợ giải quyết vấn đề – dù là khó khăn theo cách hiệu quả nhất vì có sự hỗ trợ của con người. Đây là điều mà chatbot không thể làm được.

Tham khảo: Chatbot hybrid là gì? Những điểm mạnh của chatbot hybrid

Mặc dù chatbot ở thời điểm hiện tại cũng được ứng dụng trí tuệ nhân tạo rất tiên tiến, nhưng có rất nhiều thứ mà chúng không được đào tạo để hiểu và trả lời. Hoặc, khách hàng không thể cảm nhận được sự thấu hiểu, chia sẻ đằng sau những chatbot vô cảm.

Tuy nhiên, thông thường, chatbot sẽ rất hiệu quả khi chúng trải qua một quá trình cải tiến liên tục và tìm hiểu thêm về cách để có những cuộc trò chuyện tự nhiên. Hơn nữa, họ luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng và không cần phải chi trả cho quá nhiều chi phí nhân sự, đó là một tính năng mà livechat chắc chắn không muốn nhắc tới.

Bằng cách này hay cách khác, một chiến lược tiếp thị đàm thoại thành công sẽ mang lại những hiệu quả rất lớn, đó là bởi những lý do quan trọng dưới đây:

Tiếp thị đàm thoại tạo trải nghiệm cá nhân hóa

Tiếp thị đàm thoại tạo trải nghiệm cá nhân hóa

Tiếp thị đàm thoại ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng của doanh nghiệp như thế nào?

Sự khác biệt chính giữa tiếp thị đàm thoại và tiếp thị truyền thống là bởi tiếp thị truyền thống sẽ là cách tiếp cận một chiều. Điều này cũng đồng nghĩa rằng doanh nghiệp là bên duy nhất thực hiện tất cả các cuộc trò chuyện: cố gắng thu thập càng nhiều thông tin về khách hàng càng tốt thông qua các cuộc gọi bán hàng, chiến dịch email marketing, v.v. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, nơi thông tin là một trong những tài sản lớn nhất mà người ta có, mọi người thường rất miễn cưỡng chia sẻ.

Tham khảo:   Google Adwords Audit và hướng dẫn từ A đến Z – Phần 2

Trong khi đó, tiếp thị đàm thoại sử dụng các cuộc trò chuyện cá nhân hóa, từ đó, mang lại cảm giác đặc biệt và cho phép giao tiếp 1-1 với khách hàng để cả hai bên đều có tiếng nói. Đây là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp vì thông qua các cuộc trò chuyện như vậy, khách hàng sẽ chủ động chia sẻ thông tin và từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh mục tiêu của họ và tiếp cận tới nhiều đối tượng hơn.

Cũng chính vì vậy, tỷ lệ phản hồi sẽ cao hơn và tăng trưởng kinh doanh cũng mở rộng hơn nhờ khả năng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dựa trên nhu cầu của họ là yếu tố tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và có thêm nhiều khách hàng tiềm năng hơn.

Ưu điểm của Tiếp thị đàm thoại

Cá nhân hoá

Khách hàng sẽ cảm thấy cuộc trò chuyện mà mình đang có trở nên cụ thể hơn, tập trung vào họ và vấn đề họ đang gặp phải. Ngoài ra, việc có thể lưu lại nhật ký của các cuộc trò chuyện trước đó sẽ giúp khách hàng có thể tham khảo lại thông tin từ bất kỳ cuộc trò chuyện nào và tiết kiệm thời gian tìm kiếm.

Đưa ra phản hồi nhanh chóng

Với hỗ trợ của chatbot 24/7, khách hàng tiềm năng sẽ có thể nhận được trợ giúp mọi lúc, ngay lập tức mà không cần phải điền vào các biểu mẫu dài và đợi được liên hệ lại.

Chính phản hồi nhanh chóng góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi

Chính phản hồi nhanh chóng góp phần tăng tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi cao

Khách hàng tiềm năng sẽ nhanh chóng được chuyển tới các nhân viên bán hàng để hỗ trợ.

Làm thế nào để có một chiến lược tiếp thị đàm thoại thành công?

Bất chấp tất cả những ưu điểm của tiếp thị đàm thoại kể trên, doanh nghiệp sẽ chỉ có thể tạo khác biết nếu có khả năng thiết kế và áp dụng đúng cách. Chỉ cần nhớ cảm giác khó chịu về những pop-up vô duyên trên website thì câu trả lời cho những chiến lược tiếp thị đàm thoại hoàn hảo trông như thế nào sẽ khá đơn giản:

Tham khảo:   Có nên đầu tư ngân sách cho Digital Advertising?

Hiểu đối tượng mục tiêu

Họ thích chatbots hơn hay muốn có những cuộc trò chuyện qua livechat hơn?

Thiết lập các triggers phù hợp

Thông thường, khách hàng tiềm năng cần một chút thời gian để xem qua website trước khi sẵn sàng tương tác. Do đó, hãy thiết lập các triggers hợp lý, chỉ khởi động chatbot sau một khoảng thời gian nhất định hoặc theo yêu cầu thay vì bật lên ngay lập tức khiến khách truy cập sợ hãi và trở nên cảnh giác.

Cá nhân hoá

Làm cho các cửa sổ chat hấp dẫn hơn, đồng thời, nên coi đây như một nền tảng xây dựng thương hiệu bổ sung. Nếu có thể bổ sung cá tính thương hiệu vào các mẫu cửa sổ chat, doanh nghiệp sẽ duy trì nhận thức về thương hiệu và cho khách hàng thấy bạn quan tâm đến hình ảnh của mình ra sao.

Theo hellodigital

Bài liên quan:

  • 10 cách để Chatbot “bắt chuyện” tự nhiên nhất với khách hàng
  • Chatbot: “Vũ khí bí mật” của Maketing Automation
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo