Nắm bắt tâm lý tính cách con người

Tính cách con người khi lớn lên được quyết định bởi gì?

Quá trình trưởng thành của một người thường sẽ trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, mặn ngọt bùi đắng cay. Từ đó mà tính cách của mỗi người cũng sẽ được hình thành. Người ta thường nói, tính cách làm nên con người chúng ta. Nó ảnh hưởng lên hầu hết tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, từ cách đối nhân xử thế, cách ta chọn lựa nghề nghiệp, bạn bè và xây dựng tổ ấm riêng, thậm chí là cách mỗi người tận hưởng và nhìn nhận cuộc sống.

Nhưng ‘cha mẹ sinh con, trời sinh tính.” Có vô vàn yếu tố ảnh hưởng đến tính cách của một người. Chính kiến và tính cách của chúng ta là sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và giáo dục, cũng có thể tính cách bị ảnh hưởng bởi một vài sự kiện quan trọng trong cuộc đời mỗi người, là kết quả của những va chạm, kinh nghiệm tích lũy trong cuộc sống.

Tính cách là một chủ đề đầy lôi cuốn, trở thành một trong những đối tượng nghiên cứu kỹ càng nhất trong tâm lý học. Chính nhờ tất cả những nghiên cứu này mà các nhà tâm lý học mới tìm ra được hàng loạt những yếu tố tác động lên tính cách cũng như cách tính cách ảnh hưởng đến hành vi con người.

Thứ tự sinh trong gia đình

“Những đứa con cả thường được mô tả là hơi ‘ra vẻ sếp’ hoặc rất có trách nhiệm, trong khi con út đôi khi lại được cho là bốc đồng và vô trách nhiệm.”

Một vài nghiên cứu thực nghiệm đã phát hiện ra rằng những yếu tố như thứ tự sinh và kích thước của một gia đình có thể thực sự ảnh hưởng lên tính cách. Có nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng thứ tự sinh có thể ảnh hưởng lên quyết định chọn bạn bè và người yêu; con cả có xu hướng kết thân với những đứa trẻ khác cũng là con cả, con thứ sẽ chơi với con thứ, và con út sẽ kết bạn với những đứa khác cũng là con út.

Theo bác sĩ và là nhà tâm lý học Alfred Adler, thứ tự sinh sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách và chỉ số IQ của một người. Adler cho biết để hiểu được một người, điều quan trọng nhất là bạn phải đặt họ vào trong bối cảnh có sự tương tác với những người khác. Từ đó, kết luận rằng tính cách và hành vi của một người đã xuất hiện từ thời thơ ấu và thứ tự sinh là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến tính cách con người.

Thứ tự sinh và cách nuôi dạy con thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra những đứa con cả trong gia đình thường sẽ có IQ cao hơn những đứa con giữa và con út. Lí giải cho nhận định này, Alfred Adler cho rằng con cả thường nhận được nhiều sự chú ý hơn từ cha mẹ. Vì là con đầu lòng, cha mẹ vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi con nên thường sẽ dạy con theo nhiều cách khác nhau. Đồng thời, họ cũng sẽ đặt nhiều kì vọng hơn vào đứa con đầu lòng của mình, hướng giáo dục sẽ nghiêm ngặt hơn, có nhiều yêu cầu và gánh nặng hơn.

Tham khảo:   Tính cách là gì? Các tính cách con người bẩm sinh hay môi trường

Tuy nhiên, với con thứ hai hoặc ba, cha mẹ thường có xu hướng nuôi dạy thoải mái hơn do đã có kinh nghiệm từ đứa con đầu. Họ cũng sẽ không còn quá quan tâm vào những điều nhỏ nhặt vì lúc này cha mẹ phải dành thời gian để chăm sóc nhiều đứa trẻ hơn.

Trí thông minh

Có thể bạn chưa biết, nhưng trí thông minh có ảnh hưởng đến quá trình hình thành tính cách của một người. Những người thông minh thường có khả năng thích ứng tốt với môi trường và vượt trội trong học tập. Mặt khác, những người có chỉ số IQ cao thường có nhiều khả năng mắc một số loại trầm cảm, mang tính cách bốc đồng và dễ gặp rủi ro trong cách ứng xử. Những người có chỉ số IQ cao đặc biệt cũng cảm thấy “kỳ lạ” so với các đồng nghiệp của họ và cô đơn khi lớn lên.

Hầu hết các nhà nghiên cứu ngày nay đều cho rằng, trí thông minh của một người là sự kết hợp của kiến thức mà ta học được, các kỹ năng, và khả năng lĩnh hội cũng như khả năng suy luận. Điều này cũng có nghĩa rằng khả năng trí tuệ của chúng ta hình thành và phát triển theo thời gian chứ không phải được xác định và không thay đổi kể từ lúc ta được sinh ra.

Việc trí thông minh phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố di truyền hay điều kiện nuôi dưỡng vẫn là một vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần có các nghiên cứu lâu dài hơn. Yếu tố di truyền ở đây là sự thừa hưởng về mặt sinh học từ cha mẹ; còn điều kiện nuôi dưỡng chính là những yếu tố ngoại cảnh có tác động và ảnh hưởng đến một người trong quá trình phát triển.

Gen di truyền là yếu tố thiết yếu để quyết định chỉ số IQ

Từ lâu, người ta đã biết rằng một số đặc điểm thể chất của con người được xác định về mặt sinh học do di truyền gen. Màu mắt, tóc thẳng hay tóc xoăn, sắc tố da, v.v đều được qui định bởi gen di truyền.

Tham khảo:   Tính cách qua biểu tượng tối giản

Các nhà nghiên cứu đã dành hơn một thế kỷ để có thể khẳng định rằng ngoài những đặc điểm thể chất, bộ gen di truyền cũng có những ảnh hưởng nhất định, dao động từ 40-80% đến chỉ số IQ của con người.

Thêm vào đó, cấu trúc của bộ não và khả năng thực thi nhiệm vụ của nó cũng góp phần vào mức độ thông minh của một người. Bằng phương pháp chụp hình bộ não, các nhà thần kinh học đã tìm ra những điểm khác nhau trong cấu trúc của các bộ não, đặc biệt là sự khác biệt ở những đường rãnh ở vùng trán, chính là yếu tố ảnh hưởng tích cực/tiêu cực đến khả năng trí tuệ của một người. Hiệu suất hoạt động của những đường rãnh ở khu vực này tương quan với hiệu quả hoạt động của bộ não, cũng như quá trình xử lý thông tin. Đây chính là các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số IQ.

Môi trường sống cũng có tác động không nhỏ lên trí thông minh con người

Theo trang Discovery, nền tảng cơ bản của trí thông minh thật ra là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Ngoài yếu tố di truyền, còn có các yếu tố khác cũng quan trọng không kém như những thực phẩm chúng ta ăn, môi trường nơi chúng ta sống, đều có ảnh hưởng đến khả năng trí tuệ của con người.

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng không nhỏ đến cấu trúc của não bộ và khả năng trí tuệ của mỗi người. Càng được cung cấp nhiều thức ăn giàu dinh dưỡng, thì vùng não liên quan đến việc tiếp thu và ghi nhớ càng phát triển. Khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng cũng có tác dụng tương tự đối với trẻ được cung cấp các axit béo đa bất bão hòa (như DHA) trong thời gian còn nằm trong bụng mẹ. Nếu trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người mẹ ăn nhiều thức ăn có chứa những axit béo này thì trẻ sẽ có trí tuệ phát triển hơn.

Khi vừa chào đời, con người như một tờ giấy trắng và hoàn toàn trống rỗng. Và tờ giấy trắng ấy sẽ được “lấp đầy” bởi những kinh nghiệm, sự kiện, diễn biến trong cuộc sống. Từ cách nuôi dạy của cha mẹ, môi trường sống trong gia đình, cách chúng ta được giáo dục ở nhà và ở trường, và những trải nghiệm chúng ta có được trong cuộc đời đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển trí thông minh.

Thời gian là liều thuốc độc hay là điều kiện để con người hoàn thiện mình?

Mỗi sự kiện trong cuộc sống như đột ngột mất đi người thân, đi du học, thay đổi trong sự nghiệp,.. thường có tác động sâu sắc đến tâm lý của con người và thậm chí khiến tính cách của chúng ta thay đổi.

Tham khảo:   PHÂN TÍCH TÍNH CÁCH và HÀNH VI CON NGƯỜI QUA MÔ HÌNH DISC

Quá trình trưởng thành của một con người không chỉ dừng lại ở một thời điểm nào đó, mà có thể nói con người sẽ lớn lên theo năm tháng. Mỗi sự kiện diễn ra trong đời sẽ mang đến cho con người một bài học khác nhau, khiến họ phải tự nhìn nhận lại bản thân để tiếp tục phát triển những cái hay cái đẹp, hoặc sẽ nhận ra những khiếm khuyết của mình để từ đó có thể trở thành một con người hoàn thiện từ trong ra ngoài.

Theo thời gian mà con người có thể trưởng thành hơn, biết nhìn nhận cuộc sống một cách chững chạc, chín chắn và đường hoàng hơn. Song cũng có lúc, tính cách con người sẽ phải mục theo thời gian. Có thể là do một sự kiện tiêu cực nào đó gây ra đau thương, mất mát cho họ, khiến họ trở nên ích kỉ, sống buông thả và bất cần. Nhưng cũng có lúc trong đời lại xuất hiện những yếu tố khác, một cơ hội “làm lại cuộc đời” hay một người có thể thay đổi họ, từ một người “chẳng ra gì,” con người sẽ trở nên bao dung và sống có giá trị hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo