Nắm bắt tâm lý tính cách con người

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CƠ BẢN VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

Vấn để nhu cầu của người lao động ở nước ta

Với việc lựa chọn cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hoá hội nhập và mở cửa, chúng ta đã và đang chú ý đến các nhu cầu cá nhân của con người, kích thích nó phát triển, biến nó thành động lực thực sự thúc đẩy hoạt động của con người.

Nhu cầu của người dân ở nước ta hiện nay đã phát triển ở mức độ cao hơn nhiều và cũng rất đa dạng phong phú. Chẳng hạn lấy nhu cầu mặc, ta thấy bây giờ người dân nhất là ở khu vực đô thị, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên… không quan tâm đến việc mặc thế nào cho bền chắc, mà quan tâm đến việc mặc thế nào cho đẹp. Nếu như trước đây không biết tới các khái niệm “mốt”, “thời trang” thì ngày nay nó đã trở thành khái niệm quen thuộc, một nhu cầu trong đời sống xã hội.

Các mức độ của nhu cầu

Khi tìm hiểu nhu cầu của những người thừa hành, người lãnh đạo cần biết được các mức độ của nhu cầu con người. Ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm có những mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể thì chủ thể cần thoả mãn những loại nhu cầu nhất định. Người lãnh đạo chỉ thúc đẩy được những người dưới quyền khi anh ta thoả mãn những nhu cầu mà người dưới quyền mong muốn.

Cách đơn giản nhất của sự phân chia mức độ nhu cầu là phân chia thành: Những nhu cầu ở mức độ thấp – Nhu cầu vật chất, và những nhu cầu ở mức độ cao – Những nhu cầu tinh thần.

Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt động sống của con người. Các nhu cầu vật chất cơ bản nhất là: ăn, mặc, ở. Trong lịch sử nhân loại, cuộc đấu tranh của con người với thiên nhiên, của con người với con người trước hết là nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất.

Các nhu cầu tinh thần cơ bản của con người bao gồm: mong muốn có được địa vị, được mọi người chú ý, tôn trọng, được đảm bảo nghề nghiệp, an ninh, có cơ hội thăng tiến, nhu cầu nhận thức, giao tiếp, lao động, hoạt động xã hội, v.v…

Việc thoả mãn các nhu cầu chính đáng của họ sẽ thúc đẩy những người thừa hành làm việc tích cực hơn, hiệu quả hơn.

Tham khảo:   Tính cách quyết định số phận, thái độ quyết định tất cả

NHU CẦU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG VIỆC

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi làm việc, nhưng tất cả chúng ta đều làm việc bởi vì có thể đạt được điều mình cần từ công việc. Những thứ chúng ta đạt được ảnh hướng tới tinh thần, động lực và chất lượng cuộc sống của chính chúng ta. Dưới đây là xu hướng suy nghĩ phổ biến của người lao động về những nhu cầu và mong muốn khi tham gia một công việc.

LÀM VIỆC VÌ TIỀN

Một số người làm việc vì sở thích và tình yêu, số khác làm việc để đạt được những ước nguyện cá nhân. Có những người thích làm việc để cảm thấy rằng đang đóng góp một điều gì đó quan trọng, có nghĩa và lớn hơn cả bản thân của họ. Người khác lại yêu thích những gì họ làm hoặc những khách hàng họ phục vụ. Một số lại thích kết bạn hoặc tiếp xúc với khách hàng, đồng nghiệp. Nếu có người muốn làm việc để lấp đầy những khoảng thời gian trống thì cũng có người thích sự thay đổi, thử thách và giải quyết những vấn đề phức tạp.

Bất kể lý do gì thì mục đích làm việc của hầu hết mọi người đều vì tiền, gồm tiền lương, tiền công, tiền thưởng, phúc lợi. Tiền cho ta nhà ở, mua quần áo và thức ăn, để đóng học phí cho con và dễ thực hiện nhiều ước mơ khác… Đánh giá thấp tầm quan trọng của tiền và lợi ích của nó đối với người lao động là một sai lầm.

Tiền công và phúc lợi trả cho nhân viên đầy đủ và công bằng là hòn đá tảng của một công ty nhằm tuyển dụng và giữ chân những người tận tâm. Nếu công ty trả lương để nhân viên đủ sống thì sau đó có thể tính đến các động lực nhằm kích thích khả năng làm việc tốt hơn của họ. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu này, công ty có thể bị mất những nhân viên tốt nhất bởi họ tìm đến những công ty chịu trả lương cao hơn.

Nghiên cứu mới đây của công ty tư vấn quản trị nhân lực và tài chính Watson Wyatt Worldwidc gợi ý rằng, để thu hút những nhân viên giỏi, cần phải trả lương cao hơn mức trung bình của những công ty hoạt động trong lĩnh vực tương tự trên thị trường.

NGOÀI TIỀN LƯƠNG, CÁI GÌ LÀ QUAN TRỌNG?

Tham khảo:   Tính cách là gì? Các tính cách con người bẩm sinh hay môi trường

Những cuộc khảo sát và nghiên cứu trong thập niên 1980 cho rằng nhiều người muốn nhiều thứ từ công việc hơn tiền. Trong khi các nhà quản lý cho rằng nhân tố kích thích quan trọng nhất đối với nhân viên là tiền thì nhiều nhân viên đề cao sự tự chủ của bản thân và sự quan tâm của người giám sát nghĩa là người lao động muốn thấy cấp trên của mình đánh giá cao kết quả làm việc của họ. Mặc dù người lao động có những mục đích khác nhau trong công việc, nói chung những thứ luôn có ý nghĩa trong công việc là:

Được kiểm soát công việc, bao gồm những yếu tố như khả năng ảnh hưởng tới các quyết định của công ty, có mục tiêu rõ ràng và đo đếm được, có trách nhiệm rõ ràng và được đánh giá cao khi làm tốt nhiệm vụ.

Có cơ hội phát triển, bao gồm sự thăng tiến và chế độ đào tạo theo hướng phát triển nghề nghiệp rõ ràng.

TRÂN TRỌNG NHỮNG ĐÓNG GÓP

Người lao động muốn được trân trọng những đóng góp của họ bằng cách được trả lương theo mức độ đóng góp, còn ai “lười nhác, thụ động” phải bị sa thải. Trên thực tế, nếu công ty có chế độ kỷ luật lỏng lẻo và không sa thải những người tiêu cực thì những người lao động tích cực sẽ bị nhụt chí.

Chìa khóa để tạo ra một môi trường làm việc có động lực là cố gắng giải quyết những thứ người lao động cần và cả những thứ họ muốn một cách hợp lý. Nhà quản lý có thể hỏi các nhân viên của mình muốn gì và tìm hiểu xem họ có đang đạt được điều đó hay không. Một khi đã có được các thông tin này chắc các nhà quản lý sẽ ngạc nhiên vì đang nắm trong tay rất nhiều công cụ đơn giản và ít tốn kém để tạo ra một môi trường làm việc đáng mơ ước.

Tóm lại: Việc hiểu được tâm lý nhân viên đối với công tác lãnh đạo rất quan trọng và cần thiết vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên tốt và trung thành, cống hiến hết mình cho việc phát triển và thành công của doanh nghiệp. Các hình phạt thường có nhiều tác động tiêu  cực hơn là tích cực, đẩy người quản lý và người lao động tới trạng thái thù địch, đối đầu. Đối ngược với phương pháp này, “củ cà rốt” ca ngợi và ghi nhận nỗ lực làm việc của người lao động đã cải thiện tích cực không khí làm việc, mang lại cho người lao động sự thoả mãn lớn hơn trong công việc cũng như tăng trưởng đáng kể hiệu suất lao động… Bên cạnh đó, việc sử dụng lao động phù hợp với trình độ của họ cũng là một trong những yếu tố có tác dụng khuyến khích họ chủ động và chịu trách nhiệm trong công việc, tạo  ra các cơ hội thăng tiến trong doanh nghiệp. Kết luận Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý. Thông thường, người lao động dành phần lớn quỹ thời gian của mình cho công việc, song điều đó không có nghĩa là họ không có các nhu cầu khác. Điều quan trọng là nhà quản lý hiểu ra được điều đó để có những chính sách phù hợp nhằm đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu đó trong phạm vi có thể mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo