26. Bất động sản

Trạm bơm (Pumping Station) là gì? Một số mô hình trạm bơm điển hình

Trạm bơm (Pumping Station) (Ảnh: abcenser)

Trạm bơm (Pumping Station)

Trạm bơm – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Pumping Station hoặc Water Pumping Station.

Trạm bơm là công trình được sử dụng để bơm nước và vận chuyển nước từ nguồn nước đến nơi cần sử dụng nước. Trạm bơm có thể cung cấp, xử lí và thậm chí có thể thoát nước. (Theo Food and Agriculture Organization – FAO)

Một số mô hình trạm bơm điển hình

Trạm bơm cho tư nhân thuê quản vận hành công trình và cung ứng dịch vụ công ích

1. Ưu, nhược điểm.

– Nhà nước vừa thu hồi được một phần kinh phí đầu tư để tái đầu tư cho các vùng có nhu cầu lại không phải chi thêm kinh phí vận hành, bảo dưỡng hệ thống sau khi đầu tư. 

– HTX không phải đầu tư một lượng kinh phí quá lớn, có thể nằm ngoài khả năng đầu tư của HTX, để xây dựng công trình; 

– Tuy nhiên, mức lãi quá cao đồng nghĩa với mức phí dịch vụ người dân phải đóng cao hơn, trong khi lợi nhuận tập trung vào một số ít người góp vốn (khoảng hơn 20% số hộ dân). 

2. Bài học kinh nghiệm và khả năng nhân rộng.

– Mô hình phù hợp với các hệ thống thủy lợi nhỏ, đặc biệt là các trạm bơm cục bộ, yêu cầu thuật trong quản vận hành phù hợp với trình độ của các tổ chức quản thủy nông cơ sở. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả cần được quan tâm.

Tham khảo:   Hợp đồng tư vấn xây dựng (Construction Consultancy Contract) là gì?

– Công khai, minh bạch, phát huy sự tham gia, giám sát của người dân trong đầu tư, xây dựng công trình do sau khi được đầu tư, công trình sẽ được bàn giao cho tổ chức của người dân quản khai thác và họ phải hoàn trả một phần kinh phí đầu tư cho nhà nước vì vậy người dân phải được tham gia để có thông tin và hiểu biết đầy đủ về công trình; 

– Kiểm soát mức giá dịch vụ để đảm bảo hài hòa lợi ích của đơn vị cung cấp dịch vụ và người dân.

Nhượng quyền (Tư nhân tham gia đầu tư và quản công trình) 

Đây chính là dạng mô hình “Trao quyền cho tư nhân đầu tư xây dựng và cung ứng dịch vụ công ích”. Các mô hình này hiện đang rất phổ biến ở vùng ĐBSCL.

1. Tổ chức và hoạt động: Theo hình thức này, chủ đầu tư sẽ lập và trình cơ quan đại diện của nhà nước đề án đầu tư và nếu được chấp thuận, nhà đầu tư sẽ kí kết hợp đồng cùng với chính quyền và người sử dụng dịch vụ (3 bên) về thời hạn được quyền quản khai thác, cung cấp dịch vụ và giá dịch vụ đảm bảo thu hồi vốn.

Tham khảo:   Nhà ở xã hội (Social house) và những đối tượng được hưởng chính sách này

2. Ưu, nhược điểm: 

– Huy động được các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, quản khai thác công trình thủy lợi do vậy giảm được đầu tư công của nhà nước, đồng thời người dân cũng không phải bỏ vốn đầu tư một lần; 

– Công trình được quản , khai thác và duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời do bên cung cấp dịch vụ hoàn toàn chủ động trong việc quyết định.

Cộng đồng đầu tư và quản  

Mặc dù không đặc trưng cho hình thức đối tác công – tư nhưng đây là một trong những mô hình mang tính chất xã hội hóa cao với rất nhiều ưu điểm có thể phát huy, nhân rộng ở nhiều địa phương.

Mô hình này có ưu điểm là có sự tham gia toàn diện của người sử dụng nước trong đầu tư xây dựng và quản khai thác; mức phí dịch vụ rẻ hơn so với tư nhân đầu tư. (Theo ThS. NCS. Nguyễn Xuân Thịnh, PGS. TS. Đoàn Doãn Tuấn Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo