26. Bất động sản

Hoạt động xây dựng (Construction activities) là gì? Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng

Hình minh họa (Nguồn: Báo Xây dựng)

Hoạt động xây dựng (Construction activities)

Hoạt động xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được dịch bởi cụm từ Construction activities.

Theo Luật xây dựng năm 2014, “Hoạt động xây dựng gồm lập qui hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lí dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.”

Qui định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng

Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng

Phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.

Nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam

Phải tuân thủ qui định của pháp luật về đấu thầu và được cơ quan quản lí nhà nước về xây dựng cấp giấy phép hoạt động.

Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập 

– Phải có chứng chỉ hành nghề theo qui định gồm an toàn lao động; giám đốc quản lí dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lí dự án; chủ trì thiết kế qui hoạch xây dựng; chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng; chỉ huy trưởng công trường; giám sát thi công xây dựng; kiểm định xây dựng; định giá xây dựng.

Tham khảo:   Chỉ giới xây dựng là gì? Qui định về chỉ giới xây dựng

– Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III.

Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III 

Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực. 

Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I

Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III

– Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng kí kinh doanh ngành nghề phù hợp theo qui định của pháp luật.

Qui định của Chính phủ 

qui định chi tiết về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng; điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động của nhà thầu là tổ chức, cá nhân nước ngoài; 

– Qui định chương trình, nội dung, hình thức tổ chức sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực của tổ chức và điều kiện của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về hoạt động xây dựng.

Quản lí và giám sát năng lực hoạt động xây dựng

Trách nhiệm của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng 

Tham khảo:   Hợp đồng xây dựng (Construction Contract) là gì? Qui định về hợp đồng xây dựng

Đăng kí thông tin về năng lực hoạt động xây dựng của mình với Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng nơi có trụ sở chính của tổ chức.

Trách nhiệm của cá nhân hành nghề độc lập trong hoạt động xây dựng 

Đăng kí thông tin về năng lực hành nghề của mình với Sở Xây dựng nơi thường trú.

Trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng 

Hướng dẫn việc đăng kí thông tin năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức, năng lực hành nghề của cá nhân để đăng tải trên trang thông tin điện tử do mình quản lí; kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành các qui định về điều kiện năng lực hoạt động của các chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Trách nhiệm của Chủ đầu tư

Kiểm tra, đánh giá việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng của nhà thầu dự thầu phù hợp với yêu cầu của gói thầu và thông tin về năng lực hoạt động xây dựng đã được đăng kí theo qui định. (Theo Luật xây dựng năm 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo