26. Bất động sản

Nhà thầu xây dựng (Construction contractor) là gì? Một số quyền và nghĩa vụ

Hình minh họa (Nguồn: Vinapad).

Nhà thầu xây dựng (Construction contractor)

Nhà thầu xây dựng – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Construction contractor

“Đấu thầu là việc đặt giá để thi công một dự án, mua một sản phẩm, tài sản hoặc chứng khoán tài chính, trong đó người muốn mua phải cạnh tranh với những người khác. Thông thường, người đấu thầu chào chi phí thấp nhất hoặc giá cao nhất. Thông thường, người chào giá thầu cao nhất sẽ thắng thầu.” (Theo Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Theo Luật xây dựng năm 2014, “Nhà thầu trong hoạt động đầu tư xây dựng là tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng khi tham gia quan hệ hợp đồng trong hoạt động đầu tư xây dựng.”

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong việc tư vấn lập dự án, quản lí dự án đầu tư xây dựng

Về quyền

– Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao;

– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo qui định của pháp luật;

– Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;

– Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và qui định của pháp luật có liên quan.

Về nghĩa vụ

– Thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được kí kết phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo qui định của pháp luật;

Tham khảo:   Đồ án qui hoạch đô thị (Urban planning project) là gì? Ý nghĩa các loại bản đồ qui hoạch

– Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được kí kết;

– Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật, giải pháp kĩ thuật, tổ chức quản lí không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư;

– Các nghĩa vụ khác theo qui định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong việc thiết kế xây dựng công trình

Về quyền

– Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;

– Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;

– Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;

– Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo qui định của hợp đồng thiết kế xây dựng;

– Các quyền khác theo qui định của hợp đồng thiết kế xây dựng và qui định của pháp luật có liên quan.

Về nghĩa vụ

– Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;

– Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, qui chuẩn kĩ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, qui định của hợp đồng thiết kế xây dựng và qui định của pháp luật có liên quan;

Tham khảo:   Kế hoạch đầu tư đa ngành (Multi Sectoral Investment Planning) là gì?

– Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ (nếu có). Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

– Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

– Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước;

– Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, qui chuẩn xây dựng, giải pháp kĩ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

– Các nghĩa vụ khác theo qui định của hợp đồng thiết kế xây dựng và qui định của pháp luật có liên quan. (Theo Luật xây dựng năm 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo