26. Bất động sản

Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng (Construction feasibility study report) và nội dung

Hình minh họa (Nguồn: Realtimes).

Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng (Construction feasibility study report)

Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng – danh từ, dịch sang tiếng Anh bằng cụm từ Construction feasibility study report.

Nghị định 09//NĐ-CP quy định về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước, có hiệu lực từ 12/03/, quy định như sau:

Báo cáo là một loại văn bản hành chính (gồm văn bản giấy và văn bản điện tử) của cơ quan, tổ chức, cá nhân để thể hiện tình hình, kết quả thực hiện công việc nhằm giúp cho cơ quan, người có thẩm quyền có thông tin phục vụ việc phân tích, đánh giá, điều hành và ban hành các quyết định quản lí phù hợp.”

Theo Luật xây dựng năm 2014, “Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.”

Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo qui định pháp luật.

Tham khảo:   Hiện tượng Cư trú tách biệt trong không gian đô thị là gì?

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. 

Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:

Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và qui mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;

Phương án công nghệ, kĩ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);

Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;

Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;

Phương án kết nối hạ tầng kĩ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

Tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng

– Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng;

Tham khảo:   Tái tạo đô thị (Urban Regeneration) là gì? Mục tiêu và phương pháp

– Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kĩ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có);

Giải pháp tổ chức quản lí thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường;

Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác;

– Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án;

– Các nội dung khác có liên quan. (Theo Luật xây dựng năm 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo