20. Kinh tế học

Vòng xoáy giảm phát (Deflationary Spiral) là gì? Phản ứng đối với vòng xoáy giảm phát

Hình minh họa. Nguồn: snbchf.com

Vòng xoáy giảm phát

Khái niệm

Vòng xoáy giảm phát trong tiếng Anh là Deflationary Spiral.

Vòng xoáy giảm phát là một chuỗi phản ứng giảm giá với một cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sản xuất thấp hơn, tiền lương thấp hơn, nhu cầu giảm và giá tiếp tục đi xuống. 

Giảm phát xảy ra khi mức giá chung giảm, trái ngược với lạm phát là khi mức giá chung tăng. Khi giảm phát xảy ra, các ngân hàng trung ương và cơ quan tiền tệ có thể ban hành chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy nhu cầu và tăng trưởng kinh tế. 

Tuy nhiên, nếu các nỗ lực chính sách tiền tệ thất bại do nền kinh tế yếu kém hơn mức dự đoán hoặc do lãi suất mục tiêu đã bằng không hoặc gần bằng không, một vòng xoáy giảm phát có thể xảy ra ngay cả khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. 

Một vòng xoáy như vậy tạo ra một vòng tròn luẩn quẩn, khi một chuỗi các sự kiện xảy ra củng cố thêm vấn đề ban đầu.

Bản chất của vòng xoáy giảm phát

Một vòng xoáy giảm phát thường xảy ra trong thời kì khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái, do lúc này sản xuất kinh tế chậm lại và nhu cầu đầu tư và tiêu dùng cạn kiệt. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm giá tài sản nói chung vì các nhà sản xuất buộc phải thanh lí hàng tồn kho mà mọi người không còn muốn mua. 

Tham khảo:   Xác suất phức hợp (Compound Probability) là gì? Công thức tính

Người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng bắt đầu giữ dự trữ tiền để phòng ngừa các tổn thất tài chính. Người dân càng tiết kiệm nhiều thì chi tiêu càng ít, tổng cầu càng giảm. 

Tại thời điểm này, kì vọng của mọi người về lạm phát trong tương lai cũng giảm xuống và họ bắt đầu tích trữ tiền. Người tiêu dùng có ít động lực để tiêu tiền ngay hôm nay khi họ có thể kì vọng hợp lí rằng tiền của họ sẽ có sức mua cao hơn vào ngày mai.

Phản ứng đối với vòng xoáy giảm phát

Các nhà kinh tế học từng cho rằng giảm phát cuối cùng sẽ tự chấm dứt, vì họ tin rằng rằng giá thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu. Tuy nhiên sau đó trong cuộc Đại khủng hoảng, các nhà kinh tế lại thách thức giả định đó và tranh luận rằng các ngân hàng trung ương cần can thiệp để tăng nhu cầu bằng việc cắt giảm thuế hoặc tăng chi tiêu chính phủ. 

Tuy nhiên việc sử dụng chính sách tiền tệ để thúc đẩy nhu cầu có một số cạm bẫy. Ví dụ,  Nhật Bản và Mỹ sử dụng chính sách lãi suất thấp trong những năm 1990 đến 2000 nhằm giảm bớt cú sốc thị trường chứng khoán. Nhưng kết quả dẫn đến lại là giá tài sản cao bất thường và nợ quá lớn lại có thể dẫn đến giảm phát và một vòng xoáy giảm phát khác.

Tham khảo:   Lí thuyết triển vọng (Prospect Theory) là gì? Ví dụ về lí thuyết triển vọng trong đầu tư

(Theo investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo