15. Quản Trị Digital Marketing

Xây dựng phễu marketing cho hoạt động kinh doanh trực tuyến

Không giống như kinh doanh truyền thống tại cửa hàng thực tế ngoài đời, nơi bạn có thể khai thác các quảng cáo in ấn, kinh doanh trực tuyến (kinh doanh online) là một môi trường bắt buộc bạn phải sử dụng hoàn toàn marketing số. Làm thế nào để việc marketing này trở nên hiệu quả và thu hút được khách hàng tiềm năng? Gợi ý của của Subiz là hãy xây dựng phễu marketing và đi lần lượt từng bước một cách thận trọng.

1. Đừng nghĩ rằng tất cả mọi người đều đã biết về thương hiệu của bạn

Kể cả khi thương hiệu của bạn đã lan tỏa tới hàng ngàn người, trên thực tế vẫn còn những người không biết rằng nó có tồn tại. Họ không biết về thương hiệu. Họ không tin tưởng bạn. Và hơn cả, họ không nghĩ sản phẩm của bạn đem đến giải pháp cho các vấn đề của họ.

Trong trường hợp bạn đầu tư tất cả tiền bạc vào quảng cáo và sau đó đã có hàng trăm người ghé thăm website, trung bình có 7/10 người sẽ không bao giờ sử dụng dịch vụ hay tạo ra chuyển đổi. Thậm chí trên thực tế, con số không tạo chuyển đổi còn có khả năng lớn hơn như vậy. Số liệu này được thống kê đối với những công ty lớn và được biết đến rộng rãi như IMB. Lòng tin đóng một vai trò quan trọng trong chuyển đổi, và những thương hiệu nhỏ chưa thiết lập được sự tin tưởng nơi người tiêu dùng giống như các công ty đã có danh tiếng từ trước đó.

Vậy phải làm như thế nào?

  • Sử dụng video

Bạn nên sử dụng video để giải thích 2 điều: Vấn đề hiện nay của người dùng và giải pháp bạn cung cấp.

Ví dụ, bạn có thể tham khảo video của Subiz để biết vì sao nên sử dụng giải pháp hỗ trợ khách hàng trực tuyến cho website. Người xem sẽ nhận thức được sự cần thiết và các tính năng nổi trội của Subiz, từ đó ra quyết định có sử dụng sản phẩm này cho cửa hàng trực tuyến của mình hay không.

Video giới thiệu của Subiz

Video giới thiệu của Subiz

  • Xin phản hồi từ khách hàng

Bạn đừng quên lấy phản hồi từ những khách hàng đầu tiên bằng cách sử dụng email tự động hoặc tiếp cận đến từng cá nhân khách hàng. Những phản hồi này nên được thêm trực tiếp vào landing page để xây dựng lòng tin với khách truy cập mới. Nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 67% khách hàng tiềm năng bị ảnh hưởng bởi những bình luận về sản phẩm của bạn trên mạng. Hãy sử dụng landing page như một công cụ để thiết lập niềm tin trong việc kinh doanh trực tuyến.

  • Thu hút (grow), đào tạo (educate) khách hàng và đưa ra ưu đãi (offer)
Tham khảo:   Dữ liệu số là gì? Tại sao doanh nghiệp cần số hóa tài liệu?

Landing page chứng minh khả năng tuyệt vời trong việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, phần lớn khách ghé thăm website của bạn sẽ ra đi mà không đặt mua sản phẩm nào. Bạn có thể đặt mục tiêu là các chuyển đổi khả thi hơn như thu thập và xây dựng danh sách email. Đây chính là phần đầu tiên trong xây dựng phễu marketing.

Sau khi bạn đã có địa chỉ email của khách hàng tiềm năng, bạn có thể đẩy họ xuống sâu hơn phần dưới của phễu để tiếp tục xây dựng nhận thức, niềm tin và thuyết phục họ mua hàng.

Một ví dụ thành công trong phần này đến từ trang web Booking.com, nơi đã thu thập khách hàng tiềm năng bằng cách lưu trữ địa chỉ email của người dùng ngay cả khi họ không muốn đặt phòng khách sạn. Họ đã gửi đi những thông điệp về ưu đãi và giảm giá đặc biệt tới khách hàng qua email. Điều này cho phép họ kết nối với người dùng mới và khích lệ họ sử dụng dịch vụ ngay khi có điều kiện.

2. Đào tạo người dùng hôm nay, bán hàng ngày mai

Các công ty thường mắc lỗi cố gắng bán hàng bằng mọi giá. Hãy ngưng làm điều này, thay vào đó, bạn nên tạo ra giá trị cho khách hàng tiềm năng.

Ví dụ, Subiz cung cấp giải pháp hỗ trực khách hàng trực tuyến doanh nghiệp. Chúng tôi gửi email hàng tuần tới những khách hàng tiềm năng về các chức năng mới cập nhật, phản hồi của các khách hàng cũ hay đơn giản chỉ là những bài blog có giá trị cho người đọc. Khách hàng sẽ cảm thấy đây là một nhà cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, sẵn lòng cung cấp thông tin cần thiết cho những vấn đề họ đang quan tâm. Như vậy, có thể khách hàng chưa sử dụng dịch vụ của Subiz ngay lập tức nhưng “mưa dầm thấm lâu”, khi có nhu cầu tương tác với khách hàng trên website thì cái tên Subiz sẽ hiện ngay lên trong tâm trí họ.

Educate customers

Khiến khách hàng hiểu sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp là việc rất cần thiết

Làm cho khách hàng hiểu sản phẩm và cung cấp thêm nhiều giá trị cho khách hàng tiềm năng sẽ giúp họ dần tích lũy đủ những thông tin cần thiết để hoàn toàn thoải mái trong việc ra quyết định mua hàng.

Tham khảo:   Bài viết chuẩn SEO là gì? Những yếu tố quan trọng cần có trong bài viết chuẩn SEO

3. Không đánh giá thấp các cuộc hẹn cá nhân

Nếu bạn mới bắt đầu việc kinh doanh trên mạng, hãy nghĩ tới việc bước ra khỏi thế giới ảo và đứng trước mặt khách hàng. Thuê một gian hàng tại hội chợ, gửi thư viết tay hay thiết lập một cuộc gặp gỡ thân mật với khách hàng về sản phẩm mới là những việc hữu ích mà bạn có thể thực hiện. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc thúc đẩy tăng trưởng:

  • Nó giúp bạn đến gần hơn với khách hàng, với nhu cầu, nỗi lo, sự thiếu an toàn – những thứ ngăn họ mua sản phẩm của bạn. Tạo niềm tin nơi khách hàng (Niềm tin mua sắm online ở Việt Nam còn rất hạn chế)
  • Nó cho phép bạn lên kế hoạch và gửi email tự động để tiếp tục đào tạo khách hàng.

Bước thứ 3 đòi hỏi ở bạn rất nhiều thời gian và công sức, nhưng bạn sẽ không thể nghi ngờ về tầm quan trọng của nó. Nếu bạn hiểu khách hàng tốt hơn đối thủ, bạn sẽ thắng.

4. Lên quy trình đào tạo người dùng

Một lỗi điển hình của các doanh nghiệp khởi nguồn từ việc kinh doanh trực tuyến đó là không có kế hoạch đào tạo người dùng bài bản. Bạn cần giả định rằng khách hàng không biết gì về sản phẩm và việc của bạn là khiến khách hàng làm quen cũng như biết cách sử dụng sản phẩm.

Hiện nay, bạn có thể thấy Canva đang làm việc này tương đối tốt. Khi bạn sử dụng phần mềm của họ, ngay cả khi trước đó bạn chưa hiểu cách thức hoạt động cũng có thể trở thành người dùng “chuyên gia” trong vòng 23 giây. Canva không đòi hỏi bạn quá nhiều công sức như Photoshop nhưng thành quả đạt được lại không hề kém chút nào.

People-icons

Bạn liệu đã hiểu về khách hàng của mình?

Hãy luôn nhớ đặt mình vào địa vị khách hàng. Họ đang mong chờ điều gì vào lần sử dụng sản phẩm đầu tiên? Cảm xúc của họ thế nào? Bạn có thể làm gì để những trải nghiệm của họ trở nên tốt hơn không? Hãy giúp họ một tay!

5. Remarketing thông minh

Hoạt động remarketing diễn ra hàng ngày. Logo công ty hay những mẩu quảng cáo sẽ hiện ra bất cứ đâu bạn tới: Facebook hay các địa chỉ truy cập ưa dùng. Bạn đã tới website công ty trước đó nhưng không thực hiện bất cứ hành động nào và bây giờ nó vẫn “đeo bám” bạn mọi lúc mọi nơi trên mạng.

Tham khảo:   Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công – Phần 1

Đối với việc kinh doanh cá nhân, bạn nên có một cách tiếp cận khôn khéo hơn. Thay vì làm phiền khách hàng nhiều lần, hãy sử dụng công cụ này để thắt chặt mối quan hệ khách hàng – doanh nghiệp.

Bạn có thể xem ví dụ từ UXPin. Họ sử dụng remarketing qua quảng cáo Facebook để tiếp tục tăng nhận thức ở khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Họ sử dụng ebook, các bí kíp, hướng dẫn và video để đẩy khách hàng quay trở lại website.

Kết

Trong dài hạn, khi khách hàng cuối cùng cũng cần đến dịch vụ của bạn, họ sẽ nghĩ đến thương hiệu của bạn đầu tiên. Sau tất cả, bạn cần là người giúp họ nhiều nhất trên thị trường, đào tạo họ tốt nhất và cung cấp giá trị hữu ích nhất tới khách hàng. Hãy xây dựng phễu marketing thật thông minh và bạn sẽ thành công.

Theo Business2Community

Bài liên quan:

  • Giao nhận hàng hóa trong kinh doanh online – Vấn đề không hề nhỏ
  • Xây dựng kênh bán hàng hiệu quả
  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo