37. Kinh nghiệm việc làm

10 bài học cuộc sống bạn không được dạy ở trường

“Giáo dục là những gì còn đọng lại sau khi bạn đã quên những điều được dạy ở trường” – Albert Einstein.
“Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school” – Albert Einstein.

Trường học được cho là nơi sẽ giúp trẻ em lớn lên trở thành người thông minh và có nhận thức bằng cách cung cấp các công cụ mà chúng cần để có một cuộc sống đẹp và trọn vẹn. Thế nhưng, trên thực tế, cách mà trường học ở khắp nơi trên thế giới dạy dỗ trẻ em khác xa với những bài học thực sự cần thiết để có được cuộc sống như vậy. Dưới đây là 10 bài học bạn không được dạy ở trường nhưng chắc chắn là những điều vô cùng quan trọng mà bất kì ai cũng nên biết.

Kiến thức không đồng nghĩa với hiểu biết

Một những điều tệ hại nhất chúng ta được dạy ở trường là: biết một điều gì đó nghĩa là ta đã hiểu chúng. Đó là lý do vì sao hầu hết chúng ta không học cách phát triển khả năng suy nghĩ sâu và sử dụng lý lẽ dựa trên những trải nghiệm và hiểu biết của chính bản thân mình về mọi việc. Thay vào đó, chúng ta học cách tin vào những gì được cha ông truyền lại mà không hề dừng lại để đặt câu hỏi xem liệu chúng có thực sự đúng hay không, có ngăn cản chúng ta học hỏi và trở thành những cá nhân thông minh hơn hay không.

Các nhãn mác không khiến bạn cảm thấy mình quan trọng

Từ khi còn rất nhỏ, trẻ em đã bị lừa phỉnh để tin rằng có được tấm bằng đại học, cao đẳng sẽ khiến họ thấy mình có giá trị và tự hào về bản thân mình, bất kể chúng phải chịu đựng sự kìm hãm ra sao. Thế nhưng, sự thật là những tấm bằng, những nhãn mác đó không đủ để khiến chúng ta thấy mình có giá trị bởi chúng không mang tới những gì mà chúng ta thực sự mong muốn – những điều đầy quyền năng như một công việc sáng tạo, những mối quan hệ ý nghĩa và sự yên bình trong tâm hồn. Nhãn mác có thể mang tới sự hài lòng cho cái tôi cá nhân trong thời gian ngắn nhưng về lâu về dài thì nó sẽ khiến chúng ta cảm thấy trống rỗng và bấp bênh.

Thất bại có thể cũng là một điều hay

Khi còn đi học, phần lớn chúng ta đều sợ thất bại. Học sinh được dạy rằng thất bại là không tốt và mọi người đều nên sợ thất bại, rằng chúng ta nên bằng mọi cách tránh né thất bại trong cuộc sống như thể nó là một điều vô cùng xấu xa. Nhưng chính vì lỗi lầm và thất bại là những gì dạy chúng ta điều gì đúng, điều gì sai, sợ hãi mắc sai lầm sẽ ngăn cản chúng ta đạt tới những điều mới và ngăn cản sự phát triển cá nhân của mỗi người.

Tham khảo:   Cách tránh bị đau lưng dưới khi chạy

 

Không làm gì cả không có nghĩa là tốn thời gian vô ích

Khi một đứa trẻ không muốn làm gì mà chỉ muốn thư giãn, suy nghĩ hay chơi đùa thì bố mẹ và thầy cô giáo thường nói rằng như vậy là tốn thời gian vô ích. Điều đó khiến trẻ em nhận thức từ khi còn rất ít tuổi rằng thời gian nghỉ ngơi là vô nghĩa và phù du, và rằng luôn bận rộn mới mang lại ý nghĩa và mục tiêu cho cuộc sống. Chính suy nghĩ đó khiến chúng thường xuyên căng thẳng, thường dẫn tới sự mệt mỏi về tinh thần và cảm xúc cũng như tất cả các trạng thái bệnh lý về tinh thần. Dành thời gian thư giãn và không làm gì cả có thể giúp chúng ta tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, nạp năng lượng và nhìn nhận lại cách sống của mình, tập trung vào những điều quan trọng trong cuộc sống.

Chán chường là một biểu hiện về mặt sức khỏe

Trong xã hội hiện đại, chúng ta nghĩ rằng chán chường là một việc xấu và những người chán chường thường chẳng có gì để làm trong đời. Tuy nhiên, sự thật là chán chường chỉ là một triệu chứng của sự gò bó. Khi còn là học sinh, hầu hết chúng ta đều bị buộc phải tới lớp và một cách hết sức tự nhiên, chúng ta cảm thấy chán chường và lười biếng. Đó là bởi ta không có được niềm vui từ đó. Thế nhưng khi được chơi đùa hay làm 1 công việc sáng tạo nào đó cho phép ta thể hiện những suy nghĩ và tình cảm của mình, chúng ta lại thấy tràn đầy năng lượng và trở nên hoạt náo hơn. Do đó, chán chường chỉ là một biểu hiện về mặt sức khỏe, cho ta biết rằng ta vẫn là một con người với mong muốn theo đuổi những đam mê của riêng mình.

 

Làm việc có thể là một trải nghiệm vui vẻ

Ở trường, trẻ em được dạy phải hy sinh thời gian và công sức, gò bó đời mình năm này qua năm khác để đuổi theo những tắm bằng hứa hẹn mang lại công việc và 1 cuộc sống tốt đẹp. Do đó họ luôn đánh đồng công việc với sự gò bó và hy sinh. Một trong những bài học quan trọng mà trẻ em không được dạy ở trường đó là lao động thực sự là công việc tuyệt vời nếu bạn làm việc với tình yêu. Làm việc có thể là trải nghiệm hạnh phúc nếu bạn làm với cả tâm trí và trái tim mình. Dù thế, khi coi công việc như chuyện bắt buộc phải làm thì nó sẽ trở thành một trận “nô dịch” thực sự.

Tham khảo:   10 bài học sâu sắc về cuộc đời chúng ta sẽ học được từ thầy cô giáo

Cạnh tranh không mang lại lợi ích

Ngay từ khi vào trường, trẻ em được dạy rằng cạnh tranh và thi đua là tốt, khiến chúng học hành giỏi giang hơn. Trường học gán ghép vào đầu chúng niềm tin rằng cạnh tranh mang lại tiến bộ, trên cả cấp độ cá nhân lẫn tập thể. Tuy vậy, nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ em hợp tác, chúng có thể học hỏi dễ dàng hơn khi cạnh tranh. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho biết đồng nghiệp làm việc giúp đỡ lẫn nhau sẽ trở nên sáng tạo hơn. Nghĩa là khi nói tới sự sáng tạo, niềm tin rằng cạnh tranh và thi đua mang lại lợi ích thực ra chỉ là chuyện hoang đường. Trên thực tế thì cạnh tranh và những cuộc chiến tinh thần mà chúng ta vẫn thấy xung quanh mình góp phần làm cản trở quá trình phát triển của con người, gia tăng căng thẳng và bạo lực – những việc rất phổ biến trong thế giới hiện đại – mỗi ngày.

Các kì thi không đo trí thông minh

Ở trường, kiến thức của trẻ em được đánh giá bằng các kì thi. Những học sinh đạt được điểm cao trong các kì thi được bạn bè và thầy cô coi trọng, nếu không, họ sẽ bị coi thường. Điều này mang tới 1 ý nghĩ sai lầm rằng các kì thi là thước đo đánh giá sự thông minh. Thực tế là các kì thi hiện tại ở nhiều trường học trên khắp thế giới như chúng ta vẫn biết ngày nay không hề đo lường trí thông minh. Các bài kiểm tra ở trường không gì hơn là kiểm tra khả năng ghi nhớ. Để qua kì thi, họ chỉ cần ghi nhớ và nhai lại thông tin – cũng là những gì mà họ sẽ mau chóng quên đi sau khi tốt nghiệp.

 

Tiền không mua được hạnh phúc

Lý do khiến nhiều trẻ em được gửi tới trường học là niềm tin rằng một thời điểm nào đó trong tương lai, chúng có thể kiếm được nhiều tiền và hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc. Do đó, trẻ em tin rằng tiền nên là mục đích cuối cùng trong đời và rằng đó sẽ là thứ mang lại hạnh phúc và thành công. Và dù đúng là theo hệ thống kinh tế thì tiền thực sự có thể giúp ta mua thức ăn, nhà ở, nhưng nó không bao giờ đủ để mua được hạnh phúc. Theo nghiên cứu, hạnh phúc chủ yếu có được từ những mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và hầu hết đều không liên quan gì tới tiền, một khi những yêu cầu cơ bản của cuộc sống đã được đáp ứng.

Tham khảo:   Muốn tăng năng suất làm việc cả ngày, hãy giữ tâm trạng vui vẻ trước khi đến văn phòng

Không tuân thủ cũng là một điều tốt

Mỗi người là độc nhất, không có ngoại lệ. Nhưng từ khi còn rất trẻ, chúng ta đã được dạy phải tuân theo xã hội, hành động theo các quy luật và đi theo con đường mà người khác định sẵn. Điều này có thể thấy rõ ở trường, nơi trẻ em phải tuân thủ theo những quy định của nhà trường cũng như chấp nhận và tin vào những gì được dạy dỗ ở trường. Tất cả những con người vĩ đại từng xuất hiện trên thế giới này đều chọn cách không tuân thủ mà luôn nghi ngờ vào những niềm tin, nghi ngờ vào những người tạo ra luật và tự mình suy nghĩ. Không tuân thủ không phải là một việc dễ làm nhưng nó là cách duy nhất để sống một cuộc đời đúng nghĩa.

“Một đứa trẻ chỉ được dạy dỗ ở trường là một đứa trẻ không được dạy dỗ” – George Santayana.
“A child educated only at school is an uneducated child” – George Santayana.

Tác giả: Sofo Archon

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo