Quản trị dự án

5 BƯỚC CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI TỔ CHỨC

Những bài học gì mà nhà lãnh đạo có thể rút ra về việc biến ý tưởng thành hiện thực từ các tổ chức có sự thích nghi tốt nhất hiện nay? Để cho bất kỳ sự chuyển đổi nào trong tổ chức hoạt động được, người lãnh đạo cần quan tâm việc thu hẹp khoảng cách giữa ý tưởng và giao phẩm từ sáng kiến chiến lược để có thể đặt nền tảng cho sự thay đổi lâu dài, và có ý nghĩa.

Sẽ luôn tồn tại những trở ngại cản bước ngay cả khi đó là những kế hoạch được hoạch định tốt nhất. Giới hạn nguồn lực, thiếu hụt công nghệ, khoảng cách năng lực trong nguồn lực nội bộ, và thiếu các quy trình chiến lược hướng dẫn là những thách thức lớn nhất mà các nhà điều hành phải đối mặt, theo nghiên cứu từ Brightline với tiêu đề Nắm vững chiến lược thực hiện trong giai đoạn chuyển đổi.

Sẽ là chưa hoàn thiện nếu giải quyết từng rào cản này một cách riêng lẻ. Người lãnh đạo phải tiếp cận sự chuyển đổi của tổ chức dưới quan điểm tích hợp. Ví dụ, việc triển khai các công nghệ mới nhất, cộng với việc áp dụng các khung chuẩn được hiệu chỉnh trông rất bắt mắt trên giấy, nhưng không có khả năng điều chỉnh để thích ứng với sự thay đổi, thì việc thiết lập này là thất bại.

Năm điểm đề cập dưới đây, được thực hiện từ một cuộc khảo sát của chúng tôi với hơn 1.000 lãnh đạo doanh nghiệp, sẽ giúp tổ chức của bạn có hướng đi đúng đắn.

Để ứng phó với các sáng kiến chiến lược, bạn phải xuất sắc trong việc chuyển đổi

Chiến lược và chuyển đổi đi song hành cùng nhau – bạn không thể thực hiện mà thiếu yếu tố còn lại. Các tổ chức có hiệu suất cao thường có sự thay đổi tổ chức hiệu quả cao gấp đôi theo như báo cáo. Trong khi đó, khả năng chuyển đổi là một năng lực cốt lõi gắn liền với các sáng kiến chiến lược thành công.

Nhưng trong một vài ngành nổi trội đang dẫn đầu và có nhiều thành công trong việc chuyển đổi. Ngành ô tô/vận tải (82%), công nghệ (77%), sản xuất (76%), và ngành hàng tiêu dùng (75%) theo báo cáo là đạt tỷ lệ thích ứng nhanh nhất.

Tham khảo:   Tám nguyên tắc trong Disciplined Agile

Các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh – tập trung phát triển những tài năng nội bộ

Khi tốc độ phát triển của công việc kinh doanh vượt quá khoảng cách kỹ năng của nhân viên có thể là một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp phải đối mặt. Tuyển dụng người mới có thể là một phần của giải pháp, nhưng đối với các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh thì việc tập trung phát triển nguồn lực nội bộ mang về kết quả cao gấp 2 lần so với các đồng nghiệp của họ – có sự chuyển đổi chậm hơn. 

Không chỉ dừng lại ở tầm nhìn lâu dài của doanh nghiệp khi phát triển đội ngũ nhân viên hoàn thiện hơn để đầu tư vào công ty, ngoài ra, những nhân viên này hiểu thấu đáo hơn trách nhiệm của họ và biết làm thế nào để đạt được mục tiêu.

Doanh nghiệp có tốc độ chuyển đổi nhanh thường ưu tiên phát triển tài năng để có thể ra quyết định nhanh chóng, khả năng ủy thác, và trao quyền cho nhóm.

Quy trình làm việc chính quy đem đến hiệu suất cao hơn

Khung chuẩn thì cần thiết, nhưng cái nào giúp tạo ra giao phẩm? Các khung chuẩn này cung cấp một kỷ luật cơ bản mà doanh nghiệp cần để chủ động trong thời điểm thay đổi. Trong khi 93% các tổ chức dẫn đầu đã có sẵn các quy trình chuẩn, nhưng lưu ý là không phải tất cả các khung chuẩn được tạo ra như nhau. Các khung chuẩn thành công nhất được hiểu là có thể điều chỉnh, cho phép nhân viên linh hoạt cập nhật liên tục.

Khi được khảo sát, 86% các tổ chức có hiệu suất cao quan tâm đến tính thích nghi so với 70% doanh nghiệp hiệu suất trung bình và 48% doanh nghiệp có hiệu suất thấp.

Trong đó, 76% công ty đạt hiệu suất cao trong báo cáo thì được ghi nhận “năng lực rất tốt” hoặc “có năng lực” trong việc cân bằng giữa các hoạt động vận hành và thực thi các chiến lược.

Tham khảo:   Nhóm Dự án - Tập thể luôn làm việc tốt hơn cá nhân

Khả năng thích nghi nhanh chóng là chìa khóa trong quá trình chuyển đổi khi các thách thức phát sinh và cần thiết để giải quyết. Để làm được điều này thì nên tham khảo các bài học kinh nghiệm, tương tác với khách hàng hoặc người dùng cuối cùng, đánh giá lại các cột mốc quan trọng và khung thời gian.

Bạn cần công nghệ tiên tiến để theo kịp

Những doanh nghiệp thành công trong việc thực thi chiến lược được liệt kê trong bảng xếp hạng này họ sử dụng công nghệ tân tiến như là lợi thế cạnh tranh số 1 của mình. Họ thấy những tiến bộ như trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây là một phần không thể thiếu đối với thành công của họ.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ít thành công hơn thì yếu tố công nghệ rơi vào ưu tiên số ba.

Sự chênh lệch này có thể là do công nghệ trở nên ít tác dụng hơn khi đối mặt với sự lãnh đạo không hiệu quả và văn hóa doanh nghiệp tiêu cực.

Để thành công, thì cần một môi trường phù hợp – và khung chuẩn – để đạt sự hưng thịnh. Khi được tích hợp vào các mục tiêu kinh doanh rộng hơn, các nền tảng hàng đầu giúp cải thiện việc thực thi chiến lược là tự động hóa (41%), điện toán đám mây (38%) và AI (37%).

Mục tiêu có tầm nhìn đòi hỏi các nhà lãnh đạo tận tâm

Các nhà điều hành xem khả năng lãnh đạo hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất trong việc chuyển đổi thành công. Các tổ chức có tốc độ chuyển đổi nhanh chóng có các nhà lãnh đạo đặt ra các hình mẫu tích cực và cam kết với các mục tiêu hữu hình.

Mọi thành viên của cấp độ C nên được chuẩn bị để ứng phó với các sáng kiến này. Trong khi các vị trí như CEO (34%), COO (21%) và CIO (15%) là những vị trí lãnh đạo phổ biến nhất, tuy nhiên đừng bỏ qua vị trí CTO (Chief Transformation Officers) – ngay cả khi bạn chưa có ứng viên cho vị trí này.

Tham khảo:   Mua hàng dự án - gửi yêu cầu và nhận báo giá

Hình thành vị trí CTO có thể xóa bỏ rào cản về khoảng cách lãnh đạo và đảm bảo một ai đó ưu tiên thực hiện việc chuyển đổi mỗi ngày. Các CTO rất giỏi trong việc quy chuẩn hóa các quy trình, đảm bảo chuyển giao hiệu quả giữa các đội và đóng vai trò là người điều phối trung tâm để sắp xếp và chuyển giao đúng các mục tiêu.

Nguồn: 5 essential strategic steps to transform your organization

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo