41. Thương Mại Điện Tử

5 thách thức của ngành thương mại điện tử toàn cầu

Quần áo, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, … bất kì món đồ nào bạn muốn đều có sẵn trên mạng. Thương mại điện tử đã và đang trở thành một xu hướng mua sắm mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng khởi nghiệp thành công với thương mại điện tử. Để xây dựng một website thương mại điện tử thành công cần đầu tư nhiều thời gian và công sức. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, kiên nhẫn để tìm tòi, khắc phục và tối ưu. 

Có nhiều trang website thương mại điện tử thành công như Amazon, Flipkart, Paytm, v.v., đang nhanh chóng phát triển và đem về nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, bên cạnh tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, ngành thương mại điện tử cũng phải đối mặt với một số thách thức nhất định. Dưới đây là 5 thách thức lớn mà ngành thương mại điện tử đã, đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt.

5 thách thức của thương mại điện tử

5 thách thức của thương mại điện tử

An ninh thương mại điện tử

Để đạt được thành công trong kinh doanh thương mại điện tử, bạn cần xây dựng lòng tin lâu dài của khách hàng. Bảo mật thông tin khách hàng là một yếu tố quan trọng quyết định khách hàng có sẵn sàng mua các mặt hàng từ trang web của bạn hay không. 

An ninh thương mại điện tử

An ninh thương mại điện tử

Việc thiết lập an ninh mạng cho cửa hàng thương mại điện tử vẫn là một trong những vấn đề mà các công ty phải đối mặt ngày nay. Nếu không có hàng rào bảo vệ chắc chắn và thường xuyên được kiểm tra, tăng cường, các website thương mại điện tử có thể bị tấn công bằng nhiều cách, gây ra tắc nghẽn hệ thống, sai lệch quá trình vận hành, hoặc bị đánh cắp các thông tin khách hàng. Sau khi lấy cắp được dữ liệu thông tin khách hàng, kẻ xấu có thể lợi dụng để tạo các đơn hàng giả nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của khách hàng, đồng thời gây tổn hại đến uy tín của website thương mại điện tử đó… Một sơ hở bảo mật cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và khiến bạn mất nhiều công sức, chi phí. 

Vì vậy, việc xây dựng bảo mật trang web cần được chú trọng và đặt lên hàng đầu bằng một số biện pháp sau đây:

  • Cải thiện và bảo mật máy chủ.
  • Mua chứng chỉ SSL phù hợp từ công ty uy tín và đảm bảo rằng chứng chỉ này luôn được cập nhật.
  • Sử dụng các giao thức cập nhật như HTTPS. Các giao thức có thể đảm bảo trang web của bạn an toàn và  giúp trang web của bạn xếp thứ hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm.
  • Sử dụng CMS để quản lý việc phân quyền, chỉnh sửa trang web. CMS sẽ giúp trang web của bạn an toàn, ít bị tấn công hơn.
  • Thay đổi mật khẩu mặc định của cửa hàng trực tuyến nếu nó có thể dễ dàng dự đoán được bằng các công cụ AI. Thay vào đó, hãy sử dụng mật khẩu phức tạp. Đảm bảo rằng bạn cập nhật mật khẩu thường xuyên. Bạn có thể sử dụng phần mềm bảo mật cảnh báo khi một địa chỉ IP không xác định cố gắng truy cập vào cửa hàng trực tuyến của bạn.
  • Sử dụng các phương thức thanh toán an toàn để bảo vệ dữ liệu. Đảm bảo trải nghiệm giao dịch và mua sắm của khách hàng.
  • Sử dụng các phần mềm để ngăn chặn tin tặc chiếm đoạt dữ liệu.
  • Sử dụng các plugin bảo mật thương mại điện tử. Tăng cường khả năng bảo mật cho trang web của bạn trước các cuộc tấn công tiềm ẩn
  • Sao lưu dữ liệu thường xuyên và định kỳ để ngăn ngừa mất dữ liệu.
Tham khảo:   Giá trị vòng đời khách hàng trong Thương mại điện tử

Xây dựng trải nghiệm khách hàng

Người mua ngày càng khắt khe, đặc biệt là trong thời kỳ thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ. Trong đó, trải nghiệm khách hàng là một tiêu chí cạnh tranh quan trọng. Theo McKinsey, 70% trải nghiệm mua hàng dựa trên thái độ đối xử, chăm sóc khách hàng. Nghĩa là, khách hàng luôn sẵn sàng chi trả nhiều hơn để mua sản phẩm nếu họ có được trải nghiệm mua sắm tốt. 

Xây dựng trải nghiệm khách hàng trong ngành thương mại điện tử

Xây dựng trải nghiệm khách hàng trong ngành thương mại điện tử

Để thuyết phục và thu hút khách hàng, các doanh nghiệp phải lắng nghe người tiêu dùng, xem xét mọi thứ một cách nghiêm túc và thích ứng với kỳ vọng của họ:

  • Trang web mua sắm đơn giản, dễ điều hướng, dễ thao tác
  • Thông tin sản phẩm được cung cấp đầy đủ và đáng tin cậy như trong một cửa hàng thực.
  • Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau
  • Giá cả sản phẩm phải chăng, chất lượng được đảm bảo
  • Hình thức vận chuyển và nhận hàng thuận tiễn, dễ dàng
  • Chăm sóc khách hàng 24/7
  • Chính sách đổi trả sản phẩm rõ ràng, dễ hiểu

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng thêm một số kỹ thuật để cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng:

  • Đề xuất các sản phẩm bổ sung cho sản phẩm đang mua.
  • Gợi ý các sản phẩm tương tự các sản phẩm khách hàng quan tâm
  • Tạo các tùy chọn giá thành để khách hàng dễ lựa chọn sản phẩm
  • Giảm giá và khuyến mãi cho các dịp đặc biệt như sinh nhật khách hàng, ..
  • Để khách hàng trải nghiệm dùng thử với công nghệ AR và VR
  • Đặt các nút “mua ngay bây giờ” và các nút hành động ở những vị trí dễ chú ý trên trang
Tham khảo:   Một số vấn đề trong kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam

Trong suốt năm và 2021, nhiều liên đoàn người tiêu dùng từ các khu vực khác nhau trên thế giới ghi nhận sự gia tăng số lượng phàn nàn từ người dùng về trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Vì vậy, các thương hiệu nên lắng nghe khách hàng nhiều hơn để hiểu nhu cầu nhằm gia tăng trải nghiệm mua hàng của người dùng.

Chiến lược marketing 

Đối diện với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành, doanh nghiệp nào phủ sóng mạnh thì tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ marketing thông qua các mạng xã hội, thuê báo chí viết bài, booking người có sức ảnh hưởng, … Tuy nhiên, những hoạt động marketing này sẽ tiêu tốn khá nhiều chi phí, thời gian nếu doanh nghiệp không có những mục tiêu truyền thông rõ ràng. 

Xây dựng chiến lược marketing đa kênh trong ngành thương mại điện tử

Xây dựng chiến lược marketing đa kênh trong ngành thương mại điện tử

Vì vậy, xây dựng marketing online đa kênh là xu hướng và mục tiêu mà tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử muốn phát triển . Để marketing online đa kênh hiệu quả, bạn có thể lưu ý một số điểm chính sau:

  • Phân tích hiệu suất và tốc độ tải trang web và ứng dụng
  • Tạo các trang với nội dung chất lượng, phong phú, sáng tạo
  • Cung cấp nội dung đa kênh dễ hiểu, theo nhu cầu khách hàng quan tâm
  • Hiển thị bản tin và quảng cáo có nội dung phù hợp với người dùng.

Quản lý hoạt động vận chuyển

Bất chấp sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến, vẫn có nhiều vấn đề liên quan đến vận chuyển xảy ra: 

  • Thời gian giao hàng khó dự đoán dẫn đến hàng đến tay khách hàng chậm, không đúng thời gian
  • Thất lạc hàng hóa
  • Hàng hóa bị móp méo trong quá trình vận chuyển
  • Đơn hàng bị thất lạc
  • Chi phí giao hàng tăng cao trong khi thời tiết bất lợi (mưa, bão lũ, … )
Quản lý hoạt động vận chuyển trong ngành thương mại điện tử

Quản lý hoạt động vận chuyển trong ngành thương mại điện tử

Để khách hàng có trải nghiệm mua sắm tốt nhất, bạn nên tối ưu hoạt động vận chuyển. Một số gợi ý sau có thể giúp bạn tối ưu hoạt động của quy trình vận chuyển hơn:

  • Giao hàng hỏa tốc với khách hàng trong nội thành
  • Ký hợp đồng với các bên vận chuyển để được đảm bảo hàng nguyên vẹn, ổn định giá vận chuyển
  • Đưa ra dự đoán thời gian nhận hàng dài hơn 1-2 ngày để khách hàng không cảm thấy thất vọng về dịch vụ 

Doanh số

“Nếu doanh nghiệp điện tử của bạn là con tàu, thì doanh số bán hàng chính là cánh buồm thúc đẩy con tàu của bạn tiến về phía trước trong biển cạnh tranh”

Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử

Thúc đẩy doanh số thương mại điện tử

Mọi doanh nghiệp thương mại điện tử đều phải hướng tới mục tiêu tăng doanh số bán hàng. Tuy nhiên, điều đó ngày càng khó khăn do sự cạnh tranh mạnh mẽ và các doanh nghiệp đều cố gắng đứng đầu. Vì vậy, một số gợi ý sau có thể giúp bạn cải thiện doanh số bán hàng.

  • Xây dựng nhận thức và lòng tin về thương hiệu
  • Tương tác với khách hàng và chia sẻ nội dung chất lượng cao trên tất cả các kênh trực tuyến.
  • Tận dụng các công nghệ để tăng chuyển đổi và tạo khách hàng tiềm năng.
  • Phát triển các chiến lược tiếp thị để tạo tiếng vang với khách hàng tiềm năng
  • Thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng bằng các ưu đãi, tri ân đặc biệt
  • Cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời và đảm bảo dịch vụ đó luôn nhất quán.
  • Cải thiện chiến lược tiếp thị và thử các phương pháp mới.
  • Chạy các chiến dịch quảng cáo hiệu quả nhắm đến đúng đối tượng khách hàng
Tham khảo:   Vì sao doanh nghiệp cần Online thường xuyên?

Cuối cùng, những thách thức của thương mại điện tử gồm 2 phần chính là kỹ thuật (bảo mật hệ thống, dữ liệu, mã hóa, lưu trữ thông tin, …) và phi kỹ thuật (trải nghiệm, cảm nhận, phản hồi của người dùng, …).

Các doanh nghiệp đều sẽ phải đối mặt với các thách thức khác nhau. Tuy nhiên, nếu các doanh nghiệp chinh phục được những thách thức này thì sẽ có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn, phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo