37. Kinh nghiệm việc làm

5 thói quen nguy hiểm “giết chết” ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Chính khát vọng đạt được ước mơ vào một ngày nào đó là điều giữ chân chúng ta tiếp tục tiến lên phía trước ngay cả khi bản thân trải qua những thời khắc vô vọng nhất của cuộc đời. Đúng vậy, tất cả chúng ta đều biết điều đó nhưng vẫn tiếp tục gắn chặt những thói quen của mình vào cuộc sống thường nhật, rằng tất cả những thói quen này đang âm thầm trở thành kẻ giết chết giấc mơ của cuộc đời.

Hold fast to dreams, For if dreams die, Life is a broken-winged bird, That cannot fly.” ― Langston Hughes

Hãy giữ chặt lấy ước mơ, vì nếu ước mơ chết, cuộc sống sẽ như một chú chim bị gãy cánh không thể bay được.”

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Những thói quen và cách cư xử này gắn chặt với tính cách cá nhân trở thành những nét cố hữu, khiến chúng ta trở nên yếu đuối, mong manh và dễ vỡ, luôn đưa cho chúng ta lời biện hộ để từ bỏ giấc mơ của chính mình. Vì vậy, hãy đọc để nhận biết 5 thói quen nguy hiểm “giết chết” ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức dưới đây. Nếu cảm thấy bản thân gắn liền với những đặc điểm được nêu bên dưới, hãy dừng lại và tỉnh táo hơn, bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn những sai sót này vì chính chúng đang giết chết ước mơ của cuộc đời bạn.

1. Sợ hãi những thứ không tên

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Đặc điểm: Kiểu người này luôn bị bao vây bởi những nỗi sợ hãi khác nhau, chẳng hạn như sợ bị từ chối, sợ bị chia lìa, mất mát, sợ bị làm nhục hoặc thậm chí là sợ cả sự tuyệt chủng. Những nỗi sợ này luôn xuất hiện trong tâm trí họ, ngăn cản họ bước những bước vững vàng đến giấc mơ của mình, ngăn cản sự mạo hiểm và họ luôn hài lòng với bầu không khí dễ chịu của chính mình.

Lý do: Sợ hãi những thứ không tên là trạng thái tinh thần được định hình từ thời thơ ấu của mỗi người. Chẳng hạn như lúc còn bé, bạn thường được bảo rằng “con không được ra ngoài nếu không mẹ mìn sẽ bắt con đi mất đấy“. Hiển nhiên, điều này bây giờ nghe thật buồn cười nhưng khi chúng ta còn là một đứa bé, chúng ta thực sự cảm thấy sợ hãi khi bị dọa như vậy. Do đó, dần dần tinh thần của chúng ta bắt đầu sợ hãi những thứ mà trước đây đã từng được coi là niềm vui, ví dụ như: la hét thỏa thích khi vui, nhảy múa loạn xạ hoặc yêu thương một ai đó. Chúng ta sợ bị cho là lố bịch, sợ bị gọi là điên theo đánh giá thông thường của xã hội. Nỗi sợ không tên này trở thành thuộc tính không thể tách rời, đôi khi còn làm cho chúng ta cảm thấy sợ hãi khi bước qua ranh giới cố hữu của cuộc đời. Chúng ta không dám bắt đầu bất cứ thứ gì mới mẻ và dần giết chết giấc mơ của mình.

Tham khảo:   Ném tiền qua cửa sổ vì không biết quản lý chi tiêu vào 3 vấn đề sau

: 31 câu hỏi có thể làm thay đổi cuộc đời bạn

 

2. Nghiện nỗi đau

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Đặc điểm: Kiểu người nghiện nỗi đau sẽ không nghe theo tiếng nói của con tim mà chỉ nghe theo ý thức nội tâm. Họ sống chỉ để thực hiện những trách nhiệm xã hội nhất định chứ không hề cảm thấy vui vẻ gì. Mọi thứ xung quanh họ, bao gồm cả cảm xúc con người đều là vô ích và giả dối. Những giấc mơ của bản thân không có ý nghĩa gì và chúng chỉ đơn thuần là những hình ảnh tưởng tượng mà thôi.

Lý do: Những căng thẳng và bận rộn của cuộc sống thường nhật làm tăng thêm nỗi đau trong cơ thể, đó là nguyên nhân chính gây ra sự đau đớn. Hầu hết mọi người trong số chúng ta đều cố kháng cự lại nỗi đau này nhưng đôi khi lại dễ dàng thảo hiệp với sự đau khổ trong cuộc sống, đến nỗi bản thân bắt đầu ở lỳ luôn trong nỗi đau của chính mình. Theo một cách nào đó, chúng ta bắt đầu nghiện nỗi đau và nỗi đau đó sẽ sinh ra sự đồng cảm của người khác dành cho chúng ta hoặc của chính chúng ta dành cho mình. Nghiện nỗi đau có thể trở nên nguy hiểm đến nỗi dẫn chúng ta tới sự tuyệt vọng hoàn toàn hoặc buồn thảm trong cuộc sống.

3. Trì hoãn

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Đặc điểm: Kiểu người này luôn chờ đợi những thời điểm thuận lợi để thực hiện ước mơ của bản thân. Họ không bao giờ chắc chắn về thời điểm hiện tại và trì hoãn ước mơ, mục tiêu của mình cho tương lai. Họ là người luôn chờ đợi để gặp đúng cơ hội chứ không tự mình tạo ra nó.

Lý do: Sự trì hoãn ngày nay đã trở thành một phần của cuộc sống thường ngày. Chúng ta có thể tránh được một vài điều nhất định cho ngày mai, nhưng theo thời gian, sự trì hoãn có thể trở thành bản năng thứ hai. Chúng ta tiếp tục làm chậm trễ niềm hy vọng và ao ước cho tương lai như thể chắc chắn rằng ngày mai sẽ là một thời điểm tốt hơn, mặc dù chúng ta thậm chí còn không chắc về sự tồn tại trong khoảnh khắc đang đến. Sự trì hoãn này là do chúng ta không đủ tự tin trong thời khắc hiện tại (đôi khi là do lười biếng). Chúng ta cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức hay có thể muốn tìm kiếm sự hoàn hảo. Nhưng dù vì lý do gì đi nữa, sự trì hoãn chỉ đang né tránh những vấn đề hiện tại và mang chúng vào tương lai của chúng ta mà thôi.

 

: Đừng mãi nói: “Tôi không biết”, hãy thử 4 cách sau để chứng tỏ bạn là người giao tiếp tốt

Tham khảo:   Hướng dẫn 8 kỹ năng thoát nạn khi có cháy ở nhà cao tầng

4. Sống với cái tôi

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

(Lưu ý: đừng nhầm lẫn giữa cái tôi với sự kiêu hãnh)

Đặc điểm: Kiểu người này đang sống với sự ngộ nhận về chính mình. Họ kết nối với các vật sở hữu của mình, dù hữu hình hay vô hình, như thể chúng là chính họ vậy. Những vật sở hữu này có thể là chiếc điện thoại thông minh mà họ mua gần đây nhất, bộ sưu tập quần áo và phụ kiện đi kèm đắt tiền, mối quan hệ với những người mà họ thương yêu… Họ cảm thấy vô vọng ngay cả trong ý nghĩ về việc mất đi vật sở hữu này, vì nếu không có chúng họ sẽ không thể là gì – chính lối suy nghĩ đó đã đưa họ rời xa những ước mơ trong đời.

Lý do: Từ khi bắt đầu sinh ra, mỗi người chúng ta đã dần quen với thứ được gọi là cái tôi. Đầu tiên, chúng ta kết nối cá tính của mình với đồ chơi, “đây là đồ chơi của tôi” và nếu món đồ chơi đó bị hỏng chúng ta sẽ khóc vì cảm thấy rằng đồ chơi đó như thể là một thứ gì đó quan trọng với chính chúng ta. Theo thời gian cái tôi của chúng ta bắt đầu mở rộng biên giới, không chỉ trong đồ vật mà còn lan rộng ra những mối quan hệ, kiến thức và ngoại hình của chúng ta nữa. Và vào thời điểm ai đó cố gắng tấn công cái tôi của chúng ta, chúng ta liền trở nên hung hăng. Sự hung hăng này cũng là nguyên nhân của nhiều cuộc cãi vã khác nhau (bởi vì quan điểm của chúng ta là sự tự cảm nhận và chúng ta không bao giờ nghĩ mình sai cả).

Đối với một số người, cái tôi trở thành một dạng “ánh hào quang chói lọi”. Vì những người này xem nhẹ ước mơ của họ, ngay cả khi họ biết rất rõ rằng điều kiện hiện tại không phải là điều họ mong đợi, họ sống trong nỗi đau của việc không hoàn thành ước mơ thay vì phải đeo đuổi thực hiện nó. Những người này biết trước rằng họ yếu đuối và đôi lúc từ bỏ tình trạng hiện tại, điều này càng đẩy họ xa giấc mơ của mình hàng vạn dặm.

5. Sống với quá khứ

5 thói quen nguy hiểm "giết chết" ước mơ cuộc đời mà bạn nên bỏ ngay lập tức

Đặc điểm: Kiểu người này luôn sống với quá khứ. Họ không bao giờ sống với khoảnh khắc hiện tại. Sự lơ đãng là đặc điểm tính cách nổi trội nhất trong họ. Họ luôn suy nghĩ về những điều đã xảy ra trước đây, cách họ từng cư xử hoặc người khác nghĩ gì về những điều họ nói.

Lý do: Tất cả chúng ta đều ghi nhớ những cuộc trò chuyện nhất định trong đầu về sự kiện ở quá khứ, nhưng khi chúng trở nên quá thường xuyên đến nỗi bạn luôn mải mê trong suy nghĩ về những việc như: “Tại sao anh ta lại nói vậy? Tại sao tôi lại cư xử như thế? Hoặc tại sao tôi phải làm việc này, việc kia…?” thì chính là bạn đang sống trong quá khứ rồi đó. Bạn quan tâm nhiều hơn đến những điều đã xảy ra và điều đó có thể đẩy bạn xa rời thực tại.

 

Sống mãi với quá khứ, dù tốt đẹp hay tồi tệ, thường có thể gây nguy hại cho những giấc mơ về tương lai vì bạn sẽ không có thời gian dành cho việc lập kế hoạch hành động những nỗ lực tương lai của mình. Nguồn cảm hứng và giấc mơ của bạn phụ thuộc vào kế hoạch hành động được vạch ra trong hiện tại, chứ không phải trong quá khứ.

Tham khảo:   Đây chính là sự khác biệt giữa người sống tích cực và tiêu cực

5 kiểu hành vi ứng xử hoặc thói quen kể trên đang hiện diện trong mỗi chúng ta, dù ít hay nhiều. Bước đầu tiên để kiểm soát những thói quen nguy hại này là chúng ta phải thông qua quá trình tự nhận thức bản thân. Khi chúng ta nhận ra chúng và những tác động của chúng đến đời sống của chúng ta, chúng ta sẽ loại bỏ những tác hại xấu một cách có ý thức. Vì vậy, hãy đeo đuổi giấc mơ của bạn với sự tự nhận thức đầy đủ và để thành công đến với cuộc đời bạn trong niềm hân hoan.

: 11 khía cạnh tích cực về tuổi già mà không ai nói cho bạn biết

Chúc các bạn vui vẻ!

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo