39. Sales - Bán hàng đỉnh cao

Sales Executive là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của SE

Như các bạn đã biết, một doanh nghiệp muốn tăng doanh số bán hàng, ngoài những chiến lược Marketing được triển khai đúng đắn, kịp thời thì Sales executive đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Sales executive là nhân tố trực tiếp thúc đẩy doanh thu tăng lên nhanh chóng. Để hiểu hơn về Sales executive là gì, hãy cùng Masterskills tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. 

1. Sales executive là gì? 

Thực tế đã chứng minh rằng, ngoài chất lượng và giá thành là yếu tố quan trọng hàng đầu thì nhân viên bán hàng chính là một trong những “động lực” để thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng. Đó chính là một trong những khía cạnh mà chúng tôi muốn đề cập tới khi nói về Sales executive.

Sales executive được hiểu là người quản lý trực tiếp nhiệm vụ bán hàng, họ có thể điều hành hoặc chuyên viên tư vấn trực tiếp nhưng đều đóng vai trò là cầu nối liên lạc chung giữa các cá nhân của một cửa hàng, chi nhánh với tổ chức cấp trên. Sales executive có vai trò vô cùng quan trọng trong phòng kinh doanh bởi họ không chỉ là người đóng góp ý kiến để xây dựng các chiến lược kinh doanh mà còn phải chịu trách nhiệm về những kết quả mang lại. 

Trong kinh doanh có rất nhiều vị trí khác nhau được phân chia theo cấp bậc. Với cấp bậc cao, bạn sẽ phải đảm nhận khối lượng công việc lớn hơn với mức lương cao hơn. Dưới đây là 6 vị trí Sale cơ bản được phân theo cấp bậc tăng dần: 

– Sale Man – Nhân viên kinh doanh

– Sale Rep – Đại diện kinh doanh

– Sale Executive – Chuyên viên kinh doanh

– Sale Supervisor – Giám sát kinh doanh

– Sale Manager – Giám đốc kinh doanh. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 6 Bí quyết chốt sale thành công với Content Marketing

Sales executive là người quản lý và điều hành công viêc bán hàng

2. Thuận lợi và khó khăn của Sale Excutive

Thuận lợi

– Có cơ hội phát triển các kỹ năng bản thân như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng điều hành và quản lý, kỹ năng đàm phán.

– Cơ hội kiếm được mức thu nhập không giới hạn và phù hợp với năng lực của bản thân.

Khó khăn

– Áp lực về doanh số có thể ảnh hưởng đến tới nguồn thu nhập mỗi tháng của Sale Executive. Chính vì thế làm sao để mang được doanh thu về cho công ty là một trong những yếu tố khiến cho Sale Executive phải đau đầu. 

Tham khảo:   Shopee Express là gì? Hướng dẫn cách sử dụng đơn giản

– Là một chuyên viên kinh doanh, bạn phải có khả năng phối hợp, liên kết với các bộ phận khác trong công ty để công việc dễ ra hiệu quả, xuyên suốt.

3. Công việc chính của một Sales Executive là gì ?

– Thực hiện nghiên cứu thị trường để xác định khả năng bán hàng và đánh giá nhu cầu của khách hàng.

– Tích cực tìm kiếm các cơ hội bán hàng mới thông qua gọi điện thoại, mạng xã hội và phương tiện truyền thông xã hội khác.

– Tổ chức các sự kiện, hội thảo với khách hàng tiềm năng và lắng nghe mong muốn và nhu cầu của họ.

– Chuẩn bị tài liệu và bài thuyết trình phù hợp khi triển khai các chiến lược kinh doanh cho sản phẩm/ dịch vụ mới của doanh nghiệp

– Làm báo cáo đánh giá thường xuyên về doanh số bán hàng, lợi nhuận

Mô tả công việc của Sales executive 

– Đào tạo những nhân viên bán hàng mới về kỹ năng bán hàng, thông tin sản phẩm và văn hóa công ty

– Thay mặt công ty tham gia triển lãm hoặc hội nghị kinh doanh

– Đàm phán / chốt giao dịch và xử lý các khiếu nại hoặc phản đối của khách hàng

– Cộng tác với các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn

– Thu thập phản hồi những ý kiến, đóng góp từ khách hàng mới và khách hàng tiềm năng để có chiến lược kinh doanh phù hợp.

4. Mức lương của Sale Executive

Mức lương của một Sale Executive thường bao gồm 2 khoản là lương cứng + % hoa hồng dựa trên doanh số mà họ đạt được. Vì thế, mức lương của Sale Executive không cố định theo hàng tháng. Bởi nếu ký được nhiều hợp đồng trong tháng và bán được nhiều sản phẩm thì mức lương sẽ rất cao. Ngược lại, nếu ít hợp đồng thì hầu như Sale Executive chỉ nhận khoản lương cứng trong tháng đó. 

Theo ước tính, mức lương trung bình của một nhân viên kinh doanh trong công ty sẽ dao động trong khoảng 6-15 triệu. Mức này có thể tăng gấp đôi nếu ký kết được nhiều hợp đồng mà mang được nhiều doanh thu về cho công ty. 

5. Kỹ năng cần có của một Sales executive

Quản lý thời gian 

Chìa khóa để đạt năng suất cao là sử dụng các kỹ năng quản lý thời gian tốt. Bạn cần đào tạo những nhân viên bán hàng trở thành chuyên nghiệp, bạn cần tận dụng thời gian để đi tìm kiếm những khách hàng tiềm năng hoặc những đối tác mới, bạn cần lên báo cáo tổng kết theo tuần, tháng, kỳ….Và còn rất nhiều những công việc khác để trở thành một người điều hành giỏi. Điều quan trọng là tận dụng tối đa thời gian để tăng năng suất và hiệu quả làm việc

Tham khảo:   Social Listening Là Gì? Social Listening và tầm quan trọng với doanh nghiệp

Sự tự tin 

Nếu bạn có ý định gắn bó lâu dài với nghề bán hàng, điều quan trọng là phải có sự tự tin. Niềm tin vào công ty và sản phẩm của bạn sẽ mang lại hiệu quả tốt cho khách hàng, đặc biệt là những mặt hàng có giá trị lớn.

Kiến thức đầy đủ về sản phẩm của bạn có thể giúp phát triển sự tự tin khi bán hàng, nhưng đó cũng là một trong những kỹ năng mà bạn phải tự trau dồi theo thời gian. Nếu bạn thiếu đi sự tự tin thì bạn có thể quan sát những đồng nghiệp của mình trong lúc học bán hàng để có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm quý báu khác.

Kỹ năng điều hành và quản lý

Để có thể điều hành và quản lý công việc hiệu quả thì lãnh đạo là một kỹ năng cần có của một Sale Executive. Trước những biến động của thị trường, Sale Executive cần có những phương án triển khai linh hoạt để truyền đạt đến nhân viên của mình. Ngoài ra, kỹ năng lãnh đạo của một Sale Executive chuyên nghiệp còn thể hiện ở việc khích lệ tinh thần làm việc mỗi khi nhân viên vượt doanh số bán hàng so với kế hoạch đã đề ra. 

Để lãnh đạo được đội nhóm của mình, bạn sẽ cần phải biết cách Nắm vững nguyên tắc lãnh đạo nhóm trong thời đại 4.0 để có thể lãnh đạo được nhân viên của mình một cách tốt nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: Telesales là gì? Mô tả chi tiết công việc của một Telesales

Lắng nghe là kỹ năng cần thiết của nhân viên Sales executive 

Kỹ năng đào tạo, huấn luyện nhân viên

Ngoài việc chỉ dẫn, dẫn dắt các thành viên trong nhóm của bạn, công việc của một Sale Executive là đào tạo hiệu quả các thành viên, giúp họ phát triển một cách toàn diện và chuyên nghiệp về các kỹ năng bán hàng. Lời nói của họ chỉ thật sự có sức thuyết phục khi am hiểu 100% về sản phẩm, có những kỹ năng thuyết trình và giao tiếp tốt để có thể huấn luyện nhân viên một cách bài bản nhất. 

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là một kỹ năng tuyệt vời mà bất cứ ngành nghề nào cũng yêu cầu. Đối với một Sale Executive, lắng nghe giúp họ đồng cảm và hiểu được những yêu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách hàng để có thể đưa ra được những giải pháp, chiến lược tốt hơn nhằm tăng doanh số bán hàng. 

Tham khảo:   Bật mí cách xóa sản phẩm trên Shopee chỉ trong 3s

Kỹ năng Sales

Đương nhiên rồi, khi bạn đảm nhiệm công việc Sales Executive thì bạn phải có kỹ năng Sales. Kỹ năng này bao gồm các kiến thức liên quan đến: phân tích tâm ký khách hàng, kỹ năng thuyết trình và đàm phán, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và chốt sale hiệu quả. Nếu thiếu đi kỹ năng này thì bạn sẽ rất khó để có cơ hội thành công trong công việc là chuyên viên kinh doanh. 

Ngoài những kỹ năng mà chúng tôi đề cập phía trên, để trở thành một Sale Executive giỏi đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm khác như: kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt, kỹ năng thuyết trình, chăm sóc khách hàng và nhạy bén trong kinh doanh. 

Như vậy, bài viết trên đây Masterskills đã cùng bạn tìm hiểu Sales executive là gì và những công việc chính của một Sale Executive. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ không ngừng trau dồi những kỹ năng cần thiết để có cơ hội trở thành một Sale Executive chuyên nghiệp trong tương lai.

Chúc các bạn thành công !

1
2
3
4
5

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo