Kỹ năng lắng nghe & Đặt câu hỏi

Đặt Câu Hỏi – Kỹ Năng Giúp Bạn Giao Tiếp Thông Minh Hơn

Có bao giờ bạn cảm thấy rằng khi giao tiếp với người khác bạn không hiểu được họ, đó là do hai bên có sự ngăn cách về lập trường và thường chỉ nói về vấn đề của riêng mình. Và kỹ năng đặt câu hỏi chính là cách để chúng ta thấu hiểu và đưa câu chuyện về một hướng.

  1. Mục đích, vai trò, phân loại câu hỏi

Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích? Khi chúng ta có được mục đích của câu hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề (What) và xác định được nguyên nhân là Tại sao (Why), thu thập được những thông tin cần thiết là Ở đâu (Where) khi nào (When) và đối tượng là ai (Who) và cuối cùng nó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết vần đề (How). Vậy việc đặt câu hỏi có vai trò như thế nào?

Thứ nhất nó khiến khởi động được suy nghĩ  của những người tham gia.

Thứ hai khuyến khích sự tham gia của đối tác.

Thứ ba là dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.

Thứ tư là tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia.

Thứ năm tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp.

Rất nhiều người sợ việc đặt câu hỏi:

Thứ nhất, sợ đối tác nghĩ mình không biết.

Thứ hai, khi mình hỏi liệu đối tác có trả lời được cho mình hay không

Thứ ba, do thói quen và tâm lý sợ nói trước đám đông

Nhưng nếu bạn đặt được câu hỏi đúng bạn sẽ nhận được rất nhiều ích lợi như:

Tập trung được suy nghĩ của người khác.

Tạo được quan điểm chung.

Xây dựng và củng cố được mối quan hệ tốt.

Xoa dịu được những mâu thuẫn trong các cuộc tranh luận.

Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác.

Tham khảo:   Những cản trở trong vấn đề lắng nghe

Thể hiện sự thu hút cả tập thể.

Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của bạn.

Khơi dậy những suy nghĩ và nhận được tư vấn của người khác.

Phân loại câu hỏi gồm có:

– Theo cách đặt câu hỏi thì có câu hỏi mở và câu hỏi đóng. Câu hỏi đóng là câu hỏi giúp người khác nắm được nội dung theo hướng của bạn. Và câu trả lời thường là có hoặc không hoặc là chọn trong các phương án a,b,c… bạn đưa ra. Câu hỏi đóng giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh chóng trong khi có rất ít thời gian. Câu hỏi mở là câu hỏi thường dùng cho việc bắt đầu một chủ đề mới, giúp cho cả người nghe và người nói cùng tư duy. Câu hỏi này thường được dùng khi chúng ta cần biết quan điểm hay ý kiến của đối tác về vấn đề.

– Theo cách trả lời thì có câu hỏi trực tiếp và gián tiếp.

– Theo định hướng thì có câu hỏi định hướng và câu hỏi chiến lược.

Câu hỏi định hướng là câu hỏi khi chúng ta cần thông tin gì thì đặt ngay vấn đề vào thông tin đó giúp cho đối tác tư duy rõ ràng và hiểu vấn đề hơn.

  1. Những sai lầm khi đặt câu hỏi

Tất nhiên trong quá trình giao tiếp không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn, những sai lầm khiến cho cuộc đối thoại đi theo hướng khác. Đây là một điều các bạn thật sự cần nên tránh. Sau đây là những sai lầm thường gặp nhất.

– Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: Thay vì hỏi bạn lại đi sâu vào vấn đề như chính bạn trả lời luôn câu hỏi cho chính bạn.

– Hỏi để hạ phẩm giá của người: Đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó làm người đ1o không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá tế nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.

Tham khảo:   5 Phương Pháp Đặt Câu Hỏi Và Bí Quyết Sử Dụng Chúng Cho Hiệu Quả

– Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ, từ đó áp đặt  xoáy sâu vào những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người được hỏi.

– Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết, điều này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.

– Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không gian, thời gian.

  1. Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả

Việc rèn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp là không khó, tuy nghiên đặt câu hỏi như thế nào cho hiệu quả là một vấn đề khác. Và luôn luôn trong đầu bạn nên chú ý ta đang hỏi cái gì? Ta nên hỏi cái gì.

Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm, sau đó là những câu cần hỏi, nếu còn thời gian mới đến các câu nên hỏi, chú ý các câu nên hỏi là những câu mang tính chất tìm hiểu thêm. Các câu hỏi nên xoay quanh các từ khóa như: Nếu, Ai, Tại sao, Cái gì, Khi nào, Cách nào…Hãy tập liên tục đặt câu hỏi, trong trường hợp bạn hết câu hỏi thì đưa ra câu “Còn cách nào tốt hơn không?”.

Hãy bắt đầu từ việc không định kiến trước câu hỏi, và dùng những câu hỏi áp đặt như Tôi muốn, Tôi thấy rằng…mà hãy dùng những từ có mức độ nhẹ như Theo ý kiến tôi thì, theo cảm nhận tôi thì… Bản thân bạn cũng phải tập thói quen kiên trì lắng nghe. Vì khi người khác trả lời câu hỏi họ cũng xem xét thái độ người nghe với câu trả lời của họ như thế nào.

Tham khảo:   Bí quyết để trở thành người “biết lắng nghe”

Hãy tập hỏi những câu hỏi ngắn gọn, cụ thể vào vấn đề, tốt nhất mỗi một vấn đề là một câu hỏi. Tập cho mình tư duy làm chủ để dẫn dắt vấn đề trong các cuộc đối thoại. Một điều quan trọng nữa là bạn đừng ngắt lời của người nói, hãy tập thái độ tôn trọng người nói như chính bạn đang nói vậy.

 Khóa học KỸ NĂNG LẮNG NGHE & ĐẶT CÂU HỎI của Viện MasterSkills có thể giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc.

Tham khảm chi tiết hơn tại : https://masterskills.org/Listenning-question-skills-training.htm

—————— ** —————–
👉 Học viện Masterskills Vietnam 👈
 Văn phòng: Lầu 9, Tòa nhà Vietcomreal, 68 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.HCM
 Thời gian làm việc: Từ 8h30 ~ 17h00 (Từ Thứ hai đến Thứ sáu)
 Học tại Tp.HCM: Tầng 2, Tòa nhà TS Building, Số 17, Đường số 2, Cư xá Đô Thành, P.4, Q.3, Tp.HCM
 Học tại Hà nội: Tầng 7, Trung Tâm TM Vân Hồ, Số 51, Lê Đại Hành, Q.Hai Bà Trưng, Tp.Hà Nội
 Tel.(028) 22 194 047
 Email:info@masterskills.org

 

Trả lời

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo