20. Kinh tế học

Sóng Kondratieff (Kondratieff Wave) là gì? Đặc điểm Sóng Kondratieff

Hình minh họa. Nguồn: Slideplayer

Sóng Kondratieff

Khái niệm

Sóng Kondratieff hay còn gọi là chu kì Kondratieff, sóng K trong tiếng Anh là Kondratieff Wave hay .

Sóng Kondratieff là một chu kì kinh tế dài hạn về giá cả hàng hóa và các mức giá khác, thường được cho là kết quả của sự cải tiến công nghệ, theo sau là một thời kì thịnh vượng xen kẽ với suy giảm kinh tế. 

Sóng Kondratieff được đặt theo tên nhà kinh tế học người Nga Nikolai Kondratieff, chỉ các chu kì kinh tế kéo dài khoảng 40 đến 60 năm trong các nền kinh tế tư bản.   

Đặc điểm Sóng Kondratieff 

Sóng Kondratieff là một chu kì kinh tế dài hạn được cho là xuất phát từ các đổi mới trong công nghệ dẫn đến một thời kì thịnh vượng kéo dài. 

Giả thuyết này được thành lập bởi nhà kinh tế học Nikolai D. Kondratieff. Ông nhận thấy rằng hàng hóa nông nghiệp và giá đồng đã trải qua các chu kì dài hạn, liên quan đến các thời kì tiến hóa và tự điều chỉnh của nền kinh tế.    

Các nhà kinh tế đã phát hiện ra các sóng Kondratieff hay chu kì Kondratieff từ thế kỉ XVIII.   

Tham khảo:   Số nhân ngoại thương (Foreign trade multiplier) là gì?

 – Kết quả đầu tiên từ việc phát minh ra động cơ hơi nước và chạy từ 1780 đến 1830.

 – Chu kì thứ hai phát sinh vì ngành công nghiệp thép và sự lan rộng của đường sắt và chạy từ 1830 đến 1880. 

 – Chu kì thứ ba là kết quả của điện khí hóa và đổi mới trong ngành hóa chất và bắt đầu từ năm 1880 đến 1930. 

 – Chu kì thứ tư được thúc đẩy bởi ô tô và hóa dầu và kéo dài từ năm 1930 đến 1970. 

 – Chu kì thứ năm dựa trên công nghệ thông tin và bắt đầu từ năm 1970 và chạy qua hiện tại. 

Dù vậy, một số nhà kinh tế tin rằng chúng ta đang bắt đầu sóng Kondratieff thứ sáu, sẽ được thúc đẩy bởi công nghệ sinh học và chăm sóc sức khỏe. 

Ngoài ra, mỗi chu kì hay sóng Kondratieff có thể có bốn chu kì phụ hoặc các giai đoạn được đặt tên sau các mùa.    

 – Mùa xuân: năng suất tăng cùng với lạm phát, thể hiện sự bùng nổ kinh tế.

 – Mùa hạ: mức sống chung tăng, làm thay đổi thái độ đối với công việc dẫn đến giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

Tham khảo:   Xác suất tiên nghiệm (Priori Probability) là gì? Đặc điểm và ví dụ

 – Mùa thu: các điều kiện kinh tế trì trệ làm phát sinh một vòng xoáy tăng trưởng giảm phát, dẫn đến các chính sách cô lập được đưa ra, tiếp tục hạn chế các triển vọng tăng trưởng. 

 – Mùa đông: nền kinh tế trong giai đoạn suy thoái, phá dần kết cấu xã hội, tăng khoảng cách giáu-nghèo lên đáng kể.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo