20. Kinh tế học

Xu hướng đầu tư cận biên (Marginal Propensity To Invest – MPI) là gì? Công thức tính

Hình minh họa. Nguồn: Passiveincomemd.com

Xu hướng đầu tư cận biên

Khái niệm

Xu hướng đầu tư cận biên trong tiếng Anh là Marginal Propensity To Invest, viết tắt là MPI.

Xu hướng đầu tư cận biên (MPI) là tỉ lệ thay đổi trong đầu tư trên thay đổi trong thu nhập. 

Xu hướng đầu tư cận biên cho thấy bao nhiêu một đơn vị thu nhập bổ sung sẽ được sử dụng cho mục đích đầu tư. 

Thông thường, đầu tư tăng khi thu nhập tăng và ngược lại. Xu hướng đầu tư cận biên càng lớn càng có nhiều khả năng thu nhập bổ sung được đầu tư hơn là tiêu dùng.   

Đặc điểm Xu hướng đầu tư cận biên 

Xu hướng đầu tư cận biên (MPI) có nguồn gốc từ chủ nghĩa kinh tế học Keynes. 

Kinh tế học Keynes có nguyên tắc chung rằng bất cứ thứ gì không được tiêu thụ đều được tiết kiệm và tăng (hoặc giảm) mức thu nhập sẽ khuyến khích các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng số tiền sẵn có.   

Công thức tính xu hướng đầu tư cận biên là:

MPI = ΔI / ΔY 

Hay thay đổi trong đầu tư (I) đối với sự thay đổi trong thu nhập (Y). Do đó, ΔI / ΔY  cũng là độ dốc của dòng đầu tư.   

Tham khảo:   Vốn đầu tư cơ bản (Basic invested capital) trong kinh tế nông nghiệp là gì?

Ví dụ nếu tăng 5$ thu nhập dẫn đến tăng đầu tư 2$, xu hướng đầu tư cận biên là 0,4  hay 2$/ 5$. 

Trong thực tế, xu hướng đầu tư cận biên thấp hơn rất nhiều, đặc biệt là khi so với xu hướng tiêu dùng biên (MPC).   

Ảnh hưởng của Xu hướng đầu tư cận biên đến nền kinh tế 

Mặc dù tiêu dùng có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn khi thu nhập tăng, xu hướng đầu tư cận biên (MPI) cũng có tác động đến hệ số chi tiêu và cũng ảnh hưởng đến hệ số góc dốc của hàm tổng chi tiêu. Xu hướng đầu tư cận biên càng lớn thì hệ số chi tiêu càng lớn. 

Đối với doanh nghiệp, khoản tăng thu nhập có thể đến từ việc giảm thuế, giảm chi phí hay tăng doanh thu.   

Nhìn chung, tăng chi tiêu đầu tư sẽ tăng mức sử dụng nhân lực ngay lập tức trong ngành được đầu tư và gây hiệu ứng cấp số nhân lên mức sử dụng nhân lực ở những lĩnh vực khác trong nền kinh tế. 

Đây là một ví dụ mở rộng cho quan điểm chi tiêu cho đầu tư sẽ được chi tiêu lại. Tuy nhiên, hiệu ứng cấp số nhân có một giới hạn nhất định do sản lượng của nền kinh tế không phải là vô hạn. 

Tham khảo:   Toán kinh tế (Mathematical Economics) là gì? Tác động của toán kinh tế

Khi nền kinh tế đạt đến toàn dụng lao động, hệ số chi tiêu vượt quá mức cân bằng này sẽ làm giá cả tăng.   

Chủ nghĩa Keynes cũng cho rằng bất kì dự án đầu tư nào (công hoặc tư) sẽ làm tăng thu nhập và tăng việc làm với hiệu ứng số nhân hoàn toàn vì quyết định đầu tư này thay thế cho khoản đầu tư khác có thể có, nếu quyết định đầu tư này không xảy ra.    

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo