20. Kinh tế học

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Ý nghĩa và cách xây dựng

Hình minh họa. Nguồn BStyle.vn

Chỉ số giá tiêu dùng CPI (Consumer Price Index)

Định nghĩa

Chỉ số giá tiêu dùng trong tiếng Anh gọi là Consumer Price Index, viết tắt là CPI.

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Đặc điểm

Theo MarkKobaCNBC, CPI đo lường chi phí trong các lĩnh vực sau:

Thực phẩm và đồ uống

    Nhà ở    

Quần áo

Phương tiện vận chuyển

Giáo dục và truyền thông

Giải trí

Dịch vụ y tế

Hàng hóa và dịch vụ khác

Ý nghĩa của CPI

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi CPI tăng đồng nghĩa với việc mức giá trung bình tăng và ngược lại.

Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế. Khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát trở thành siêu lam phát. 

Tham khảo:   Cung (Supply) là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến cung

Điển hình vào 10/7/1946, giá tăng gần 350%/ngày gây ra hiện tượng siêu lạm phát ở Hungary, từ đó làm cho đồng pengo không còn giá trị, trở thành đơn vị tiền tệ thấp nhất. (Theo Cris Carter – 10 July 1946: Hungary suffers the world’s worst hyperinflation, Money Week).

Bên cạnh đó sự sụt giảm mức giá chung CPI do sự sụt giảm của tổng cầu, gây ra hiện tượng giảm phát và kéo theo suy thoái kinh tế và thất nghiệp.

Cách xây dựng chỉ số giá tiêu dùng

Bước 1: Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Bước 2: Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hóa tại mỗi thời điểm

Bước 3: Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hóa bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm

Bước 5: Tính tỉ lệ lạm phát

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tham khảo:   Nền kinh tế hỗn hợp (Mixed Economic System) là gì? Sự khác biệt với các nền kinh tế khác

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo