20. Kinh tế học

Phương pháp chi tiêu (Expenditure Method) là gì? Công thức tính GDP theo Phương pháp chi tiêu

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia.com

Phương pháp chi tiêu

Khái niệm

Phương pháp chi tiêu trong tiếng Anh là Expenditure Method.

Phương pháp chi tiêu là một hệ thống kết hợp yếu tố tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ và xuất khẩu ròng để xác định tổng sản phẩm quốc nội (GDP). 

Phương pháp chi tiêu là cách phổ biến nhất để ước tính GDP, phương pháp này xem xét khu vực tư nhân, bao gồm cả người tiêu dùng và các công ty tư nhân, và chi tiêu chính phủ của một quốc gia cộng với tổng giá trị tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định. 

Phương pháp này xác định GDP danh nghĩa, giá trị này khi được điều chỉnh với lạm phát sẽ thu được GDP thực.   

Phương pháp chi tiêu trái ngược với phương pháp thu nhập trong tính toán GDP.    

Đặc điểm Phương pháp chi tiêu 

Trong kinh tế học, một thuật ngữ khác cho chi tiêu của người tiêu dùng là cầu hàng hóa dịch vụ. Tổng chi tiêu còn được gọi là tổng cầu. Đây là lí do tại sao công thức tính GDP thực tương tự như công thức tính tổng cầu. Tổng cầu và GDP chi tiêu phải giảm hoặc tăng cùng lúc. 

Tuy nhiên, thực tế sự tương đồng này không phải lúc nào cũng xảy ra, đặc biệt là khi đánh giá GDP trong khoảng thời gian dài.

Phương pháp chi tiêu là cách tiếp cận được sử dụng rộng rãi nhất để ước tính GDP – thước đo sản lượng nền kinh tế sản xuất được trong biên giới của một quốc gia. 

Tham khảo:   Bi kịch của tài nguyên chung (Tragedy Of The Commons) là gì? Ví dụ về bi kịch của tài nguyên chung

GDP theo phương pháp chi tiêu được tính bằng cách tổng tất cả các chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ cuối cùng. 

Có bốn yếu tố chi tiêu chính trong công thức tính GDP: là: tiêu dùng của hộ gia đình, đầu tư của doanh nghiệp, chi tiêu của chính phủ cho hàng hóa và dịch vụ và xuất khẩu ròng. 

Công thức tính GDP theo Phương pháp chi tiêu 

GDP = C + I + G + ( X – M ) 

Trong đó: 

 – C là tiêu dùng của hộ gia đình 

 – I là đầu tư của doanh nghiệp 

 – G là chi tiêu của chính phủ

 – X là tổng giá trị xuất khẩu 

 – M là tổng giá trị nhập khẩu 

Các thành phần chính trong phương pháp chi tiêu 

Thành phần chi phối giá trị GDP theo phương pháp chi tiêu là chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình. 

Thành phần thứ hai là chi tiêu của chính phủ, đại diện cho chi tiêu của chính quyền địa phương và nhà nước cho các hoạt động an ninh quốc phòng như vũ khí, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục.   

Đầu tư là một trong những thành phần biến động nhất để tính GDP, bao gồm chi tiêu vốn của các công ty cho các tài sản có tuổi thọ lớn hơn một năm như bất động sản, thiết bị máy móc, cơ sở sản xuất và nhà máy.   

Tham khảo:   Phong cách đầu tư (Investment Style) là gì? Đặc điểm và phân loại

Thành phần cuối cùng trong phương pháp chi tiêu là xuất khẩu ròng, thể hiện các tác động của ngoại thương đối với nền kinh tế.   

Phương pháp chi tiêu so với Phương pháp thu nhập 

Phương pháp tính GDP dựa trên thu nhập cho rằng rằng tất cả các chi tiêu trong một nền kinh tế bằng tổng thu nhập được tạo ra bởi việc sản xuất tất cả các hàng hóa và dịch vụ. 

Phương pháp thu nhập cũng giả định có bốn yếu tố chính của sản xuất trong một nền kinh tế và tất cả các khoản thu nhập phải đến từ một trong bốn nguồn này. 

Do đó, cộng tất cả các nguồn thu nhập lại với nhau sẽ ra được tổng giá trị sản xuất của hoạt động kinh tế trong một khoảng thời gian, sau đó được điều chỉnh với thuế, khấu hao và các khoản thanh toán nước ngoài.   

Sự khác biệt chính của cả hai phương pháp là các biến đầu vào. 

Phương pháp chi tiêu có đầu vào là các khoản chi cho hàng hóa và dịch vụ. 

– Ngược lại, phương pháp thu nhập có đầu vào là các khoản thu nhập kiếm được từ việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ (như tiền lương, tiền thuê, tiền lãi,…).

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc