20. Kinh tế học

Tỉ lệ tiết kiệm (Savings Rate) là gì? Yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ tiết kiệm

Hình minh họa. Nguồn: Siouxempirefcu.org

Tỉ lệ tiết kiệm

Khái niệm

Tỉ lệ tiết kiệm trong tiếng Anh là Savings Rate.

Tỉ lệ tiết kiệm là một phép đo số tiền một người trích ra từ thu nhập cá nhân khả dụng của họ để đầu tư hay đề dành cho nghỉ hưu, được biểu diễn bằng tỉ lệ phần trăm. 

Dưới góc nhìn kinh tế, tiết kiệm là lựa chọn từ bỏ một khoản tiêu dùng trong hiện tại để làm tăng tiêu dùng trong tương lai, vì vậy tỉ lệ tiết kiệm phản ánh tỉ lệ thị hiếu theo thời gian của một người hoặc nhóm. 

Tỉ lệ tiết kiệm có liên quan chặt chẽ đến xu hướng tiết kiệm biên.       

Tính toán Tỉ lệ tiết kiệm

Tỉ lệ tiết kiệm có thể được tính cho toàn bộ nền kinh tế hoặc ở cấp cá nhân, cho biết tỉ lệ tiết kiệm so với thu nhập khả dụng của một cá nhân hay một nền kinh tế. 

Các ngân hàng trung ương thường định nghĩa thu nhập khả dụng là tất cả các nguồn thu nhập trừ đi tất cả các loại thuế phải trả cho khoản thu nhập đó. 

Tiền tiết kiệm bằng thu nhập khả dụng trừ đi các khoản chi tiêu, ví dụ như thanh toán bằng thẻ tín dụng và thanh toán hóa đơn tiện ích. 

Ví dụ, thu nhập của người A còn 10 triệu đồng sau khi đã trừ thuế (thu nhập khả dụng), A tính rằng anh sẽ mất 8 triệu đồng để chi tiêu trong tháng, vậy khoản tiết kiệm của A là 2 triệu đồng. 

Chia khoản tiền tiết kiệm với thu nhập khả dụng của A, ta có tỉ lệ tiết kiệm của A là 25% = 2 triệu / 8 triệu * 100.     

Đặc điểm Tỉ lệ tiết kiệm

Tỉ lệ tiết kiệm cũng được xác định theo mức thị hiếu theo thời gian của một cá nhân hoặc mức trung bình của một nhóm người. 

Tham khảo:   Mô hình IS-LM (IS-LM Model) là gì? Đặc điểm và hạn chế

Thị hiếu theo thời gian là mức một người hoặc một nhóm người thích tiêu dùng trong hiện tại hơn so với tiêu dùng trong tương lai. Càng nhiều người thích tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hiện tại, thị hiếu theo thời gian của họ càng cao và tỉ lệ tiết kiệm của họ càng thấp. 

Dưới góc nhìn kinh tế học, thị hiếu theo thời gian là nguyên nhân cơ bản của tỉ lệ tiết kiệm. 

Trong kinh tế học Keynes, một khái niệm khác có liên quan đến tỉ lệ tiết kiệm là xu hướng tiết kiệm biên, hay tỉ lệ của mỗi đồng tiền thu nhập bổ sung sẽ được tiết kiệm. 

Tuy nhiên, xu hướng tiết kiệm cận biên bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong tổng tiết kiệm khi thu nhập thay đổi, thay vì số tiền tiết kiệm được so với thu nhập khả dụng.     

Yếu tố ảnh hưởng đến Tỉ lệ tiết kiệm 

 – Tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ thị hiếu theo thời gian sẽ có tác động lên tỉ lệ tiết kiệm. Ví dụ như điều kiện nền kinh tế, thể chế hay đặc điểm nhân khẩu học của các cá nhân trong nền kinh tế.  

 – Các điều kiện kinh tế như sự ổn định của nền kinh tế và tổng thu nhập rất quan trọng trong việc xác định tỉ lệ tiết kiệm. 

Nếu nền kinh tế bất ổn, như khi đang rơi vào giai đoạn suy thoái và hay gặp phải các cú sốc kinh tế, tỉ lệ tiết kiệm có xu hướng tăng do mọi người trì hoãn chi tiêu để đề phòng trường hợp nền kinh tế xấu đi. 

 – Thu nhập và sự giàu có cũng có ảnh hưởng đến tỉ lệ tiết kiệm, mối quan hệ giữa tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người (PCGDP) và tiết kiệm là đồng biến.

Tham khảo:   Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing - QE) là gì? Bản chất và nhược điểm của nới lỏng định lượng

Trong đó, những người có thu nhập thấp chi tiêu phần lớn tiền của họ cho các nhu yếu phẩm cơ bản với tỉ lệ tiết kiệm thấp hơn, trong khi những người có thu nhập cao thường chi tiêu cho các mặt hàng xa xỉ có tỉ lệ tiết kiệm cao hơn. 

Tuy nhiên, mối tương quan này không tăng vô thời hạn mà có xu hướng chững lại sau một khoảng thời gian nhất định. 

 – Những thay đổi trong lãi suất thị trường cũng có ảnh hưởng đến tỉ lệ tiết kiệm. Lãi suất cao hơn dẫn đến tổng chi tiêu thấp hơn và tổng tiết kiệm cao hơn.   

 – Các cơ quan chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng đối với tỉ lệ tiết kiệm, thông thường các chính phủ có khuynh hướng khuyến khích người dân tiết kiệm hơn là chi tiêu. 

Trong lí thuyết cân bằng của Ricardo, chính sách tài khóa của chính phủ đóng vai trò điều tiết tiết kiệm tư nhân.

Tiết kiệm tư nhân có xu hướng tăng khi thâm hụt chi tiêu chính phủ tăng, do các cá nhân chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn để đề phòng chính phủ đưa ra các chính sách tăng thuế trong tương lai để bù đắp thâm hụt ngân sách.  

 – Tỉ lệ tiết kiệm cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xã hội như văn hóa. 

Các nền văn hóa có chủ nghĩa tiêu dùng sẽ có tỉ lệ tiết kiệm thấp hơn như Mỹ có chi tiêu tiêu dùng chiếm khoảng 65% đến 70% GDP và tỉ lệ tiết kiệm là khoảng 8%. 

Các nền văn hóa có chủ nghĩa tiết kiệm như Trung Quốc, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa tư tưởng Nho giáo nhấn mạnh sự cân bằng, chi tiêu tiêu dùng nước này xấp xỉ 40% GDP và tỉ lệ tiết kiệm là khoảng 35%.   

 – Đặc điểm nhân khẩu học cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong tỉ lệ tiết kiệm các khu vực hay các quốc gia. 

Tham khảo:   Cầu (Demand) là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

Tỉ lệ tiết kiệm có xu hướng giảm ở nước có dân số già và người dân co xu hướng chi tiêu hơn là tiết kiệm thêm. Về đặc điểm cá nhân, những người có định hướng tương lai có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn những người khác.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo