20. Kinh tế học

Nghịch lí tiết kiệm (Paradox of Thrift) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: learningmarkets

Nghịch lí tiết kiệm (Paradox of Thrift)

Định nghĩa

Nghịch lí tiết kiệm trong tiếng Anh là Paradox of Thrift. Nghịch lí tiết kiệm là sự mâu thuẫn giữa bản chất tốt đẹp của tiết kiệm và những hậu quả không mong muốn của nó. 

Nếu các hộ gia đình muốn tiết kiệm nhiều hơn thì tổng mức chi tiêu hay tổng cầu của nền kinh tế sẽ giảm dẫn đến sản lượng và việc làm giảm.

(Theo Từ điển Kinh tế học, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

Nghịch lí tiết kiệm là một lí thuyết kinh tế đặt ra rằng tiết kiệm cá nhân là một lực cản đối với nền kinh tế trong thời kì suy thoái.

Lí thuyết này dựa trên giả định rằng giá cả không rõ ràng hoặc các nhà sản xuất không điều chỉnh theo các điều kiện thay đổi, trái với kì vọng của kinh tế học vi mô cổ điển. Nghịch lí tiết kiệm đã được đưa ra bởi nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes.

Bản chất

Khi xã hội muốn tiết kiệm nhiều hơn, ảnh hưởng thực sự không chỉ làm cho thu nhập giảm, mà ngay cả tiết kiệm cũng giảm.

Sản lượng thực tế có thể giảm tới mức mọi người chỉ muốn tiết kiệm bằng mức đầu tư dự kiến.

Nguyên nhân

Trong nền kinh tế ít nguồn lực, mong muốn tiêu dùng ít đi tại mỗi mức thu nhập sẽ làm cho đường tiết kiệm chuyển dịch lên phía trên. Với đầu tư có được, điểm cân bằng mới sẽ dịch xuống vì: khi tiết kiệm dự kiến cao hơn thu nhập dự kiến, thu nhập phải giảm đi – và giảm theo cấp số nhân cho tới khi mọi người nhận ra rằng họ đã nghèo đi và chỉ muốn tiết kiệm bằng đầu tư dự kiến.

Tham khảo:   Một doanh nghiệp trúng đấu giá khu đất hơn 8 ha tại KKT Nhơn Hội

Theo công thức tính sản lượng cân bằng: 

Y = (C + Ī )/ MPS

Nếu tiêu dùng giảm đi một lượng là ΔC, vì nền kinh tế là khép kín nên tiết kiệm tăng lên một lượng là ΔS. Sản lượng thay đổi sẽ được xác định như sau:

ΔY = -ΔS/MPS

Điều này hoàn toàn ứng với dịch chuyển đường S lên trên và mức sản lượng giảm.

Cách nào để gỡ nghịch lí này: có hai điều giúp ta làm rõ thêm vấn đề này

Một là, trong kinh tế học chúng ta luôn luôn đề phòng cái gọi là ngụy biện khái quát.

Ngụy biện khái quát có nghĩa là một việc tốt cho một cá nhân không có nghĩa là nó sẽ luôn luôn tốt cho tất cả mọi người. Trong một số trường hợp sự khôn ngoan của cá nhân lại là sự ngu xuẩn đối với xã hội.

Ngụy biện khái quát được định nghĩa là sự nhận thức sai lầm khi cho rằng, cái gì tốt cho một bộ phận cũng sẽ tốt cho cả tổng thể.

Ý nghĩa của ngụy biện khái quát đối với câu hỏi hiện tại về tiết kiệm có nghĩa là: nếu tất cả mọi người đều cố gắng tăng tiết kiệm thì tổng tiết kiệm thực có sẽ không tăng lên chút nào.

Chữ “cố gắng” và “thực có” ở đây có nghĩa, nó nhắc lại cho chúng ta rằng, khi mọi người muốn tăng tiết kiệm thì kết quả thực tế là mức sản lượng sẽ thấp đi và tiết kiệm không tăng lên chút nào.

Hai là, cần xét tình trạng nền kinh tế đang trong thời kì suy thoái hay toàn dụng lao động.

Nếu ở thời kì toàn dụng lao động, phần sản lượng càng dành để tiết kiệm nhiều thì càng có nhiều để đầu tư và tích lũy vốn. Vì vậy tiết kiệm nhiều là điều tốt ở góc độ cá nhân và toàn xã hội. Chỉ khi mức sản lượng có nguy cơ thấp hơn so với mức toàn dụng lao động chúng ta mới quan tâm nhiều tới khả năng nghịch lí là khi đó các cá nhân tiêt kiệm quá nhiều có thể làm tổn hại đến xã hội làm giảm sản lượng, việc làm.

Tham khảo:   Kiểm soát tập trung kinh tế là gì? Hình thức kiểm soát

Nghịch lí tiết kiệm trở thành thế lưỡng nan thực sự khi nền kinh tế có mức thâm hụt ngân sách Nhà nước lớn, có nghĩa là tiết kiệm xã hội âm. Nhiều người tin rằng, xã hội cần tăng tỉ lệ tiết kiệm bằng cách tăng các động cơ khuyến khích tiết kiệm và tăng tiết kiệm của Chính phủ bằng cách giảm thâm hụt ngân sách nhà nước. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng tiết kiệm quốc gia là cần thiết để tăng mức đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Một số khác cho rằng trong thời kì suy thoái, cố gắng tăng tiết kiệm sẽ làm giảm sản lượng và công ăn việc làm, kết cục là giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Kết luận

Những người tin vào nền kinh tế toàn dụng lao động sẽ có xu hướng ủng hộ lập luận tăng tiết kiệm, vì họ tin rằng tăng tiết kiệm sẽ ít ảnh hưởng tới thất nghiệp, nhưng có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Ngược lại những người cho rằng trong thời kì suy thoái thì nên khuyến khích tiêu dùng chứ không phải tiết kiệm, họ đề nghị như vậy không phải họ phản đối đầu tư, mà họ tin rằng việc khuyến khích tiêu dùng sẽ tạo ra nhiều sản lượng hơn dành cho đầu tư.

Tham khảo:   Chi phí không linh hoạt (Inflexible Expense) trong chi tiêu cá nhân là gì? Đặc điểm

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo