20. Kinh tế học

Tư duy tập thể (Groupthink) là gì? Nội dung về tư duy tập thể

Hình minh họa (Nguồn: Groupthink Ethics Unwrapped)

Tư duy tập thể (Groupthink)

Khái niệm

Tư duy tập thể trong tiếng Anh là Groupthink.

Tư duy tập thể là một hiện tượng xảy ra khi một nhóm các cá nhân đạt được sự đồng thuận mà không có các bình luận gây tranh cãi hoặc đánh giá về hậu quả hoặc giải pháp thay thế. Tư duy tập thể dựa trên mong muốn chung là không làm đảo lộn sự cân bằng của một nhóm. Mong muốn này tạo ra nghị lực trong một nhóm và theo đó sự sáng tạo và tính cá nhân có xu hướng bị kìm hãm để tránh sự xung đột.

Trong môi trường kinh doanh, tư duy tập thể có thể khiến nhân viên và giám sát viên bỏ qua các vấn đề tiềm ẩn trong việc theo đuổi tư duy đồng thuận. Bởi vì suy nghĩ phê phán cá nhân không được nhấn mạnh hoặc không bằng lòng nên các nhân viên có thể tự kiểm điểm và không đề xuất các lựa chọn thay thế do lo sợ làm đảo lộn hiện trạng.

Nội dung về tư duy tập thể

Sơ lược về lịch sử của khái niệm Tư duy tập thể

Nhà tâm lí học xã hội Đại học Yale, Irving Janis, đã đưa ra thuật ngữ tư duy tập thể vào năm 1972. Janis đưa ra giả thuyết rằng các nhóm người thông minh đôi khi đưa ra quyết định được cho là tồi tệ nhất dựa trên một số yếu tố. Ví dụ, các thành viên của một nhóm đều có thể có nền tảng tương tự có thể tách họ khỏi ý kiến của các nhóm bên ngoài.

Tham khảo:   Hội thoại chiến lược (Strategic Dialogue) là gì?

Một số tổ chức không có qui tắc rõ ràng để đưa ra quyết định. Tư duy tập thể xảy ra khi một bên bỏ qua các lựa chọn hợp lí và đưa ra quyết định phi lí.

Đặc điểm của tư duy tập thể

Janis đã xác định 08 dấu hiệu hay đặc điểm của tư duy tập thể, tất cả đều dẫn đến các kết luận thiếu sót. Tóm lại, nhóm có thể có một ảo tưởng về sự bất khả chiến bại và cho rằng chẳng có gì làm nhóm quyết định sai.

Nhìn chung, nhóm hợp lí hóa mọi kết quả tiêu cực có thể có. Các thành viên được thuyết phục nguyên nhân của họ là đúng và chính đáng; do đó họ bỏ qua bất kì cản trở đạo đức nào trong các quyết định của họ. Tổ chức nhóm có xu hướng bỏ qua các đề xuất của bất cứ ai ngoài nhóm.

Bất kì người nào chống đối trong nhóm đều bị áp lực phải đạt được sự đồng thuận. Sau khi áp lực được đặt ra, các thành viên sẽ tự kiểm điểm để tránh bị các thành viên khác xa lánh. Một khi các quyết định được đưa ra có nghĩa là tất cả các thành viên trong nhóm đều nhất trí. Một số thành viên của nhóm có thể hoạt động như một người bảo vệ; những người này ngăn chặn bất kì những ý kiến đối lập đến các nhà lãnh đạo tổ chức.

Tham khảo:   Độc quyền song phương (Bilateral Monopoly) là gì? Bất lợi của độc quyền song phương

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo