20. Kinh tế học

Tổng cung (Aggregate Supply) là gì? Những nhân tố ảnh hưởng

Hình minh họa. Nguồn: Moneycrashers.com

Tổng cung

Khái niệm

Tổng cung trong tiếng Anh là aggregate supply hay total output.

Tổng cung là tổng lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một giai đoạn tại một mức giá nhất định. Nó được thể hiện bằng đường tổng cung, diễn tả mối quan hệ giữa một mức giá và sản lượng các công ty sẵn sàng cung cấp tại mức giá đó. Tổng cung và mức giá thường sẽ tỉ lệ thuận với nhau.

Giải thích về tổng cung

Giá tăng thường dẫn đến việc các công ty mở rộng sản xuất để đáp ứng được mức tổng cầu cao hơn.

Khi lượng cầu tăng nhưng lượng cung không đổi, người tiêu dùng sẽ phải cạnh tranh nhau để có được những hàng hóa sẵn có, và họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn. Động lực này khiến cho các công ty sản xuất gia tăng sản lượng để bán được nhiều hàng hơn. Và lượng cung mới này sẽ làm cho giá cả ổn định trở lại và tổng sản lượng được nâng lên mức cao hơn.

Sự thay đổi của tổng cung

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tổng cung. Trong đó bao gồm: sự thay đổi trong số lượng và chất lượng nhân công, sự cải tiến công nghệ, tăng lương, tăng chi phí sản xuất, chính sách thuế và trợ cấp thay đổi, và lạm phát thay đổi.

Tham khảo:   Thủ tục kiểm soát (Internal control procedures) là gì? Các loại thủ tục kiểm soát

Một vài nguyên nhân sẽ khiến cho tổng cung tăng lên và một vài nguyên nhân sẽ gây giảm tổng cung. Ví dụ, chất lượng nhân công tăng lên khi thực hiện tự động hóa hay outsource sản xuất sẽ làm tăng tổng cung nhờ chi phí nhân công trên mỗi món hàng được giảm xuống. Ngược lại, việc tăng lương sẽ gây một áp lực lên việc tăng cung vì chi phí sản xuất bị gia tăng.

Tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn

Trong ngắn hạn, để đáp ứng việc tổng cầu tăng (hay giá tăng), tổng cung sẽ tăng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng nhân công và tài sản hiện tại. Vì trong ngắn hạn, với nguồn vốn bị cố định, công ty sản xuất không thể tăng sản lượng bằng cách xây thêm nhà máy hay nghiên cứu một công nghệ mới. Thay vào đó, họ sẽ đẩy cung tăng bằng cách gia tăng sử dụng những nhân tố có sẵn, ví dụ như tăng giờ làm việc của công nhân hay tối đa hóa sử dụng những công nghệ hiện có.

Tuy nhiên trong dài hạn, tổng cung không bị ảnh hưởng bởi mức giá mà chỉ gia tăng bằng việc cải thiện năng suất và chất lượng. Những cải thiện có thể kể đến là sự nâng cao trình độ và kĩ năng của công nhân, công nghệ phát triển hay tăng vốn. Trong một số quan điểm kinh tế học, ví dụ như trong học thuyết Keynesian, thì tổng cung vẫn bị ảnh hưởng bởi giá đến một mức nào đó. Sau khi đạt được mức này, tổng cung sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của giá nữa.

Tham khảo:   Khoảng trống suy thoái (Recessionary Gap) là gì? Nguyên nhân gây ra khoảng trống suy thoái

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo