20. Kinh tế học

Tổng giá trị gia tăng (Gross Value Added – GVA) là gì? Ý nghĩa và ví dụ

(Ảnh minh họa: Trend)

Tổng giá trị gia tăng

Khái niệm

Tổng giá trị gia tăng trong tiếng Anh là Gross Value Added, viết tắt là GVA.

Tổng giá trị gia tăng là thước đo năng suất kinh tế, đo lường sự đóng góp của một công ty con, của công ty hoặc của đô thị tự trị vào một nền kinh tế, nhà sản xuất, ngành hoặc khu vực kinh tế.

Tổng giá trị gia tăng là tổng giá trị cho số lượng hàng hóa và dịch vụ đã được sản xuất tại một quốc gia, trừ đi chi phí của tất cả các nguyên liệu đầu vào và nguyên liệu thô có liên quan trực tiếp đến sản xuất đó.

Do đó, tổng giá trị gia tăng điều chỉnh tổng sản phẩm quốc nội GDP thông qua tác động của trợ cấp và thuế (hoặc thuế quan) đối với sản phẩm.

Công thức tính tổng giá trị gia tăng là:

                                                      GVA = GDP + SP – TP

Trong đó:                  

GDP: tổng sản phẩm quốc nội

SP: trợ cấp trên sản phẩm

TP: Thuế đánh trên sản phẩm

Ý nghĩa của Tổng giá trị gia tăng

Tổng giá trị gia tăng là sản lượng của quốc gia ít hơn mức tiêu thụ trung gian, là sự khác biệt giữa tổng sản lượng và sản lượng ròng.

Tham khảo:   Bội chi (Deficit Spending) là gì? Đặc điểm

Tổng giá trị gia tăng rất quan trọng vì nó được sử dụng trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội GDP – là một chỉ số chính cho biết tình trạng toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.

Tổng giá trị gia tăng cũng có thể được sử dụng để xác định có bao nhiêu lượng giá trị gia tăng hoặc mất đi từ một vùng, tiểu bang hoặc một tỉnh cụ thể.

Ở cấp quốc gia, tổng giá trị gia tăng đôi khi được ưa chuộng như một thước đo tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế hơn là tổng sản phẩm quốc nội GDP hoặc tổng sản phẩm quốc dân GNP.

Tổng giá trị gia tăng có liên quan đến GDP thông qua thuế đối với sản phẩm và trợ cấp cho sản phẩm.

Ở cấp độ công ty, số liệu tổng giá trị gia tăng này thường được tính để thể hiện tổng giá trị gia tăng của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể hoặc đơn vị công ty mà công ty hiện đang sản xuất hoặc cung cấp.

Sau khi tiêu thụ vốn cố định và các tác động của khấu hao bị trừ đi, công ty sẽ biết tổng giá trị ròng của một hoạt động cụ thể được thêm vào dòng dưới cùng là bao nhiêu.

Tham khảo:   Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là gì? Quyền và nghĩa vụ

Ví dụ về Tổng giá trị gia tăng

Hãy xem xét một ví dụ hư cấu đơn giản về một đất nước với các dữ liệu dưới đây:

Tiêu dùng tư nhân (C) = 500 tỉ USD

Tổng vốn đầu tư (I) = 400 tỉ USD

Chi tiêu chính phủ (G) = 250 tỉ USD

Tổng kim ngạch xuất khẩu (X) = 150 tỉ USD

Tổng kim ngạch nhập khẩu (M)= 125 tỉ USD

Tổng thuế đối với sản phẩm (TP) = 10%

Tổng trợ cấp cho sản phẩm (SP) = 5%

Bước đầu tiên, cần tính GDP:

             GDP = C + I + G + (X – M) = 500 + 400 + 250 + (150 – 125) = 1.175 (tỉ USD)

Tiếp theo, là tính toán các khoản trợ cấp và thuế cho sản phẩm. Để đơn giản, giả sử rằng tất cả tiêu dùng tư nhân là dồn vào việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ.

Trong trường hợp này, trợ cấp và thuế như sau:

SP = 500 x 5% = 25 (tỉ USD)

TP = 500 x 10% = 50 (tỉ USD)

Tổng giá trị gia tăng GVA là:

GVA = 1.175 + 25 tỉ – 50 tỉ = 1.150 (tỉ USD)

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo