20. Kinh tế học

Giá trị kinh tế (Economic Value) là gì?

Economic Value

Hình minh họa

Giá trị kinh tế (Economic Value)

Định nghĩa

Giá trị kinh tế trong tiếng Anh là Economic Value.

Giá trị kinh tế được mô tả như thước đo lợi ích thu được từ hàng hóa, dịch vụ đối với một tác nhân kinh tế.

Giá trị kinh tế cũng có thể hiểu là số tiền tối đa mà một tác nhân trong nền kinh tế sẵn sàng và có thể trả cho một hàng hóa hoặc dịch vụ.

Đặc trưng

– Giá trị kinh tế thường được đo bằng đơn vị tiền tệ. 

– Giá trị kinh tế không nên nhầm lẫn với giá trị thị trường. Giá trị thị trường là số tiền tối thiểu mà người tiêu dùng sẽ trả cho hàng hóa, dịch vụ. Vì vậy, giá trị kinh tế thường lớn hơn giá trị thị trường.

Hiểu về giá trị kinh tế

– Các tác nhân trong nền kinh tế dựa vào sở thích để xác định giá trị kinh tế của hàng hóa, dịch vụ và đưa ra quyết định đánh đổi để có được nguồn lực mà họ cần.

Ví dụ, một người tiêu dùng quyết định mua một túi táo, giá trị kinh tế là số tiền mà người đó sẵn sàng trả cho những quả táo này và đã xét đến việc số tiền đó có thể được chi cho một thứ khác. Sự lựa chọn này đại diện cho một sự đánh đổi.

Tham khảo:   Phân phối T (T Distribution) là gì? Sự khác biệt giữa Phân phối T và Phân phối chuẩn

Giá trị kinh tế của hàng hóa tiêu dùng

Giá trị kinh tế không phải là một con số tĩnh, giá trị kinh tế thay đổi khi giá hoặc chất lượng của các mặt hàng tương tự thay đổi.

– Giả sử giá sữa tăng, mọi người có thể mua ít sữa hơn và ít ngũ cốc hơn. Việc giảm chi tiêu tiêu dùng này có khả năng khiến các nhà sản xuất và nhà bán lẻ giảm chi phí để sản xuất ngũ cốc để lôi kéo người tiêu dùng mua nhiều hơn. Do đó, cách mọi người chọn sử dụng thu nhập và thời gian của họ sẽ quyết định giá trị kinh tế của hàng hóa và dịch vụ.

Giá trị kinh tế trong marketing

– Các công ty sử dụng giá trị kinh tế dành cho khách hàng (EVC) để thiết lập giá cho các sản phẩm, dịch vụ của họ.

– EVC không bắt nguồn từ một công thức toán học chính xác, nhưng EVC có xem xét giá trị hữu hình và vô hình của sản phẩm. Giá trị hữu hình dựa trên chức năng của sản phẩm và giá trị vô hình dựa trên tâm lí và cảm xúc của người tiêu dùng đối với quyền sở hữu sản phẩm.

Tham khảo:   Tăng trưởng xanh (Green Growth) là gì? Tình hình áp dụng

Ví dụ: người tiêu dùng đánh giá giá trị hữu hình của một đôi giày thể thao dựa trên các đặc trưng như tính bền, khả năng chống thấm ướt và khả năng hỗ trợ trong hoạt động thể thao. Tuy nhiên, nhãn hiệu hoặc sự kết hợp giữa nhãn hiệu với người nổi tiếng có thể tăng thêm giá trị vô hình cho đôi giày thể thao này.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo