20. Kinh tế học

Thẩm định dự án đầu tư là gì? Mục đích và yêu cầu

Hình minh hoạ (Nguồn: antlawyers)

Thẩm định dự án đầu tư

Khái niệm

Thẩm định dự án đầu tư tạm dịch sang tiếng Anh là appraisal of investment projects.

Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

Mục đích

Việc thẩm định dự án nhằm bác bỏ các dự án tồi và lựa chọn những dự án có tính khả thi cao thông qua việc:

– Đánh giá tính hợp , hợp pháp, hợp lệ của dự án

– Đánh giá hiệu quả của dự án trên cả hai góc độ: hiệu quả về tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

– Đánh giá khả năng triển khai thực hiện dự án

Yêu cầu

– Yêu cầu chung đối với hoạt động thẩm định

+ Đảm bảo tính khách quan

Hoạt động thẩm định dự án cần phải được thực hiện độc lập và tách rời với hoạt động lập dự án đầu tư. Người thẩm định dự án không được đồng thời là người lập dự án.

Người thẩm định dự án được độc lập trong quá trình đánh giá dự án, không bị chi phối hay ràng buộc bởi cơ quan quản cấp trên và các mối quan hệ cá nhân.

Tham khảo:   Kinh tế học thực nghiệm (Experimental Economics) là gì?

+ Đảm bảo tính khoa học: việc thẩm định dự án phải dựa trên các căn cứ pháp , các tiêu chuẩn, định mức kinh tế – kĩ thuật rõ ràng; các số liệu tính toán và dự báo chính xác, khoa học, cụ thể làm căn cứ cho quá trình thẩm định.

+ Đảm bảo tính toàn diện: việc thẩm định dự án phải được thực hiện ở tất cả các nội dung của dự án và thẩm định trên nhiều quan điểm.

+ Đảm bảo tính kịp thời: việc thẩm dự án phải đảm bảo thời gian thẩm định theo đúng qui định. Thời gian thẩm định dự án có thể là thời gian theo qui định của pháp luật hoặc thời gian theo qui định do đơn vị thẩm định đặt ra

+ Đảm bảo tính pháp : Người ra quyết định đầu tư sẽ chịu trách nhiệm lựa chọn hình thức tổ chức thẩm định dự án và chỉ khi có kết quả thẩm định mới được ra quyết định đầu tư.

– Yêu cầu đối với cán bộ thẩm định

+ Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, của ngành đầu tư, của địa phương, các qui chế, luật pháp về quản lí kinh tế, quản lí đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước.

Tham khảo:   Chuyển đổi hàng hóa (Barter) là gì? Thực hiện chuyển đổi hàng hóa như thế nào?

+ Am hiểu về ngành và lĩnh vực đầu tư của dự án.

+ Nắm được tình hình sản xuất – kinh doanh, các quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng của chủ đầu tư với ngân hàng và ngân sách Nhà nước.

+ Biết thu thập và xử thông tin thông qua việc khai thác số liệu trên thị trường; trong các báo cáo tài chính của chủ đầu tư, số liệu của các dự án tương tự và thường xuyên thu thập, đúc kết xây dựng các tiêu chuẩn, các chỉ tiêu định mức kinh tế kĩ thuật làm cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thẩm định..

+ Biết phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan đến dự án trong quá trình thẩm định.

+ Phải biết sắp xếp, tổ chức công việc, có trách nhiệm đối với công việc và đặc biệt là phải có đạo đức nghề nghiệp.

(Tài liệu tham khảo: Tổng quan về thẩm định dự án, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo