20. Kinh tế học

Tố tụng cạnh tranh (Competition legal proceedings) là gì? Các chủ thể tham gia

Hình minh họa (Nguồn: Mangal & Mangal Law Offices).

Tố tụng cạnh tranh (Competition legal proceedings)

Tố tụng cạnh tranh – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Competition legal proceedings.

“Cạnh tranh là sự đua tranh về kinh tế giữa các nhà kinh doanh có những lợi ích giống nhau trên cùng thị trường bằng các phương thức khác nhau để giành được nhiều nhất về phía mình khách hàng, thị trường và thị phần của một thị trường, qua đó thu lợi nhuận nhiều hơn.” (Theo Luật cạnh tranh năm 2004)

Theo Luật cạnh tranh , “Tố tụng cạnh tranh là hoạt động điều tra, xử lí vụ việc cạnh tranh và giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh theo trình tự, thủ tục qui định.”

Về nguyên tắc tố tụng cạnh tranh

– Hoạt động tố tụng cạnh tranh của cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo luật định;

– Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tiến hành tố tụng cạnh tranh, người tham gia tố tụng cạnh tranh, trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình, phải giữ bí mật về thông tin liên quan tới vụ việc cạnh tranh, bí mật kinh doanh của doanh nghiệp theo qui định của pháp luật;

Tham khảo:   Cơ chế tự ổn định (Automatic stabilizers) là gì? Các cơ chế tự ổn định ở các nước phát triển

– Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tố tụng cạnh tranh.

Các chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh

Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh

– Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

– Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;

– Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh;

– Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

Người tiến hành tố tụng cạnh tranh

– Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

– Chủ tịch Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;

– Thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh;

– Thành viên Hội đồng giải quyết khiếu nại quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh;

– Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh;

– Điều tra viên vụ việc cạnh tranh;

– Thư kí phiên điều trần.

Người tham gia tố tụng cạnh tranh

– Bên khiếu nại;

– Bên bị khiếu nại;

– Bên bị điều tra;

– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên khiếu nại, bên bị khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

Tham khảo:   Cung tiền M2 là gì? Cung tiền M2 và Lạm phát

– Người làm chứng;

– Người giám định;

– Người phiên dịch.

Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh

Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định thành lập để xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh cụ thể. Hội đồng chấm dứt hoạt động và tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ. Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Số lượng thành viên Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh là 03 hoặc 05 thành viên, do Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quyết định lựa chọn trong số các thành viên Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, trong đó có 01 thành viên được phân công là Chủ tịch Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh.

Khi xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh, Hội đồng xử lí vụ việc hạn chế cạnh tranh hoạt động theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo