20. Kinh tế học

Chính sách cạnh tranh (Competition policy) là gì? Vai trò

Hình minh hoạ (Nguồn: menon)

Chính sách cạnh tranh

Khái niệm

Chính sách cạnh tranh trong tiếng Anh được gọi là Competition policy.

Chính sách cạnh tranh bao gồm tất cả các biện pháp của Nhà nước nhằm duy trì cạnh tranh, một mặt chủ động tạo ra các tiền đề cho cạnh tranh, mở cửa thị trường, loại bỏ các barrier cản trở xâm nhập thị trường, mặt khác thực thi các biện pháp chống lại các chiến lược hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. 

Khái niệm chính sách cạnh tranh theo cách hiểu này bao gồm cả pháp luật, cơ chế bảo  đảm thực hiện, cũng như những biện pháp kinh tế kích thích cạnh tranh trên thị trường.

Có một cách hiểu chính sách cạnh tranh theo nghĩa hẹp, theo đó nó bao gồm các qui tắc và qui định nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong một nền kinh tế quốc dân, một phần thông  qua việc phân bổ có hiệu quả hơn nguồn tài nguyên. 

Với cách hiểu này, pháp luật cạnh tranh là nội dung cơ bản của chính sách cạnh tranh. Nó bao gồm các qui định chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biện pháp chống các hành vi hạn chế cạnh tranh.

Chính sách cạnh tranh được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tổng hợp các biện pháp xây dựng môi trường cạnh tranh trong đời sống kinh tế, các biện pháp duy trì trật tự cạnh tranh lành mạnh, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp và người tiêu dùng. 

Tham khảo:   Kinh tế học không chính thống (Heterodox Economics) là gì? Nội dung về kinh tế học không chính thống

Trong  đó, nội dung quan trọng của pháp luật cạnh tranh với hai bộ phận cấu thành  cơ bản là pháp luật chống các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật chống các hành  vi hạn chế cạnh tranh.  

Vai trò chính sách

Về vai trò của chính sách cạnh tranh, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mỗi quốc gia khác nhau sẽ trao cho chính sách cạnh tranh những nhiệm vụ khác nhau.

Với sự ổn định về đầu tư, về trình độ công nghệ và nhịp độ tăng trưởng kinh tế, chính sách cạnh tranh của Hoa Kỳ tập trung vào các nhiệm vụ tăng phúc lợi cho người tiêu dùng và bảo vệ quá trình cạnh tranh, tăng hiệu quả kinh tế.

Đối với Việt Nam, công cuộc đổi mới diễn ra xấp xỉ hai mươi năm, tuổi đời thị trường còn  quá non trẻ, các thiết chế của thị trường chưa hình thành đầy đủ và chưa đồng bộ. 

Do đó, chính sách cạnh tranh còn tập trung vào việc xây dựng một thị trường cạnh tranh thực sự và hướng tới việc hình thành dần các thiết chế cần thiết để duy trì và bảo vệ môi trường cạnh tranh lành mạnh. 

Tham khảo:   Bàn tay vô hình (Invisible hand) là gì? Lợi ích xã hội từ bàn tay vô hình

Các nhiệm vụ nổi bật trong quá trình đó là thu hút đầu tư để hình thành thị trường cạnh tranh; phân bổ các yếu tố sản xuất một cách tối ưu, chuyển nguồn lực xã hội từ nơi kém hiệu quả sang nơi hiệu quả hơn; xây dựng môi trường kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng; điều chỉnh hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp; bảo vệ người tiêu dùng.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Luật Cạnh tranh, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2010)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo