20. Kinh tế học

Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh (Contestable Market Theory) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: wealthmanagement.com

Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh

Khái niệm

Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh trong tiếng Anh là Contestable Market Theory.

Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh cho rằng các công ty có ít đối thủ vẫn sẽ hoạt động theo hướng cạnh tranh nếu thị trường chúng hoạt động có rào cản gia nhập thấp. 

Trong kinh tế, “có thể cạnh tranh” nghĩa là một công ty có thể bị thách thức hoặc bị cạnh tranh bởi các công ty đối thủ muốn gia nhập ngành hoặc thị trường. Nói cách khác, thị trường có thể cạnh tranh là thị trường mà các công ty có thể gia nhập và rời bỏ tự do với chi phí chìm thấp. 

Đặc điểm của thị trường có thể cạnh tranh: 

– Không có rào cản gia nhập hoặc rào cản rút lui

– Không có chi phí chìm (là các chi phí đã phát sinh và không thể phục hồi)

– Cả các công ty đang hoạt động và những người mới tham gia đều có quyền tiếp cận và sử dụng cùng một cấp độ công nghệ.

Lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh giả định rằng ngay cả trong độc quyền hay độc quyền nhóm, các công ty thống trị sẽ hành xử theo hướng cạnh tranh khi thiếu rào cản đối với các đối thủ.

Tham khảo:   Độc quyền nhóm mua (Oligopsony) là gì? Độc quyền nhóm mua và độc quyền nhóm bán

Những doanh nghiệp lớn chiếm ưu thế sẽ làm mọi cách để giảm khả năng cạnh tranh trong ngành bằng cách ngăn những người mới tham gia loại bỏ họ khỏi thị trường.

Theo lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh, khi khả năng tiếp cận công nghệ trong thị trường là bằng nhau và rào cản gia nhập yếu, thấp hoặc không tồn tại, việc các đối thủ cạnh tranh mới sẽ tham gia vào thị trường là một mối đe dọa thường trực.

Rủi ro liên tục của khả năng cạnh tranh đè nặng lên các công ty hiện đang hoạt động trong ngành và ảnh hưởng đến cách họ tiến hành kinh doanh. Ngoài ra, mối đe dọa có thể cạnh tranh thường giữ cho sản phẩm có mức giá thấp và ngăn chặn hình thành sự độc quyền.

Hành động của các công ty theo lí thuyết thị trường có thể cạnh tranh

Một thị trường có thể cạnh tranh có thể có các công ty tham gia sử dụng chiến lược vừa đánh vừa chạy. Những người mới tham gia có thể “đánh” hay gia nhập thị trường do không có hoặc có rào cản gia nhập thấp, kiếm lợi nhuận và sau đó “chạy” đi mà không phải chịu bất kì chi phí rút lui nào.

Tham khảo:   Nhà tạo lập giá (Price Maker) là gì? Các loại Nhà tạo lập giá

Những rủi ro có thể cạnh tranh luôn tồn tại trong tâm trí của nhà quản lí trong ngành. Do đó, các công ty đang hoạt động trong ngành sẽ điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo hướng tối đa hóa doanh số thay vì tối đa hóa lợi nhuận. 

Trong một thị trường có thể cạnh tranh, lợi nhuận không giới hạn sẽ bị đẩy xuống thành lợi nhuận bình thường.

Do đó, ngay cả một công ty độc quyền có thể bị buộc phải hoạt động theo hướng cạnh tranh nếu rào cản gia nhập yếu. Những người điều hành công ty độc quyền có thể thấy rằng nếu họ có lãi quá lớn, một đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng tham gia vào thị trường và cạnh tranh với việc kinh doanh, làm giảm lợi nhuận của họ.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo