20. Kinh tế học

Quan hệ sản xuất (Relations of production) là gì? Phương diện thể hiện quan hệ

Hình minh hoạ (Nguồn: vanhoasong)

Quan hệ sản xuất 

Khái niệm

Quan hệ sản xuất trong tiếng Anh được gọi là Relations of production.

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất của cải vật chất xã hội. 

Phương diện thể hiện quan hệ

Quan hệ sản xuất biểu hiện quan hệ giữa người với người trong tất cả 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng.

Xét một cách giản đơn, quan hệ sản xuất thể hiện trên 3 mặt chủ yếu.

– Quan hệ về sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội (gọi tắt là quan hệ sở hữu).

– Quan hệ về tổ chức, quản sản xuất (gọi tắt là quan hệ quản ).

– Quan hệ về phân phối sản phẩm xã hội (gọi tắt là quan hệ phân phối).

Ba mặt trên của quan hệ sản xuất có quan hệ tác động lẫn nhau, trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định, chi phối quan hệ quản và phân phối, song quan hệ quản và phân phối cũng tác động trở lại quan hệ sở hữu. 

Tham khảo:   Nguyên lí gia tốc (Acceleration Principle) là gì? Đặc điểm

Quan hệ sản xuất trong tính hiện thực của nó biểu hiện thành các phạm trù và qui luật kinh tế. 

Quan hệ sản xuất tồn tại khách quan, con người không thể tự chọn quan hệ sản xuất một cách chủ quan, duy ý chí, quan hệ sản xuất do tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất xã hội qui định.

Sự tác động với lực lượng sản xuất

Sự thống nhất và tác động qua lại giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo thành phương thức sản xuất. 

Trong sự thống nhất biện chứng này, quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tức là lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất. 

Ngược lại, quan hệ sản xuất có tác động trở lại lực lượng sản xuất. Đó là qui luật kinh tế chung của mọi phương thức sản xuất.

Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đến lực lượng sản xuất có thể diễn ra theo hai hướng: 

Một là, nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất nó sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển; 

Tham khảo:   Xác suất khách quan (Objective Probability) là gì? Xác suất khách quan và xác suất chủ quan

Hai là, trong trường hợp ngược lại, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. 

Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động đến lực lượng sản xuất là vì quan hệ sản xuất qui định mục đích của sản xuất, ảnh hưởng quyết định đến thái độ người lao động, kích thích hoặc hạn chế cải tiến kĩ thuật – áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất cũng như tổ chức hợp tác, phân công lao động, v.v..

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, PGS. TS. Nguyễn Văn Hảo, Bộ Giáo dục và đào tạo)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo