20. Kinh tế học

Xác suất chủ quan (Subjective Probability) là gì? Đặc điểm và ví dụ

Hình minh họa. Nguồn: Towardsdatascience.com

Xác suất chủ quan

Khái niệm

Xác suất chủ quan trong tiếng Anh là Subjective Probability.

Xác suất chủ quan là một loại xác suất về khả năng một biến cố cụ thể có thể xảy ra, được xác định bằng các đánh giá và kinh nghiệm của một cá nhân.

Xác suất chủ quan không được xác định bằng các phép tính toán học và chỉ phản ánh ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của người quan sát trên dữ liệu quá khứ của đối tượng. 

Xác suất chủ quan khác nhau từ người này sang người khác và có chứa thành kiến của người quan sát. Một ví dụ về xác suất chủ quan là phỏng đoán khả năng nhà đầu tư sẽ mua một cổ phiếu theo trực giác của nhà phát hành cổ phiếu.     

Xác suất chủ quan ngược lại với xác suất khách quan, xác suất khách quan sử dụng các phép tính toán khả năng một biến cố sẽ xảy ra dựa trên các quan sát được ghi lại hoặc dữ liệu được thu thập trong lịch sử.     

Đặc điểm Xác suất chủ quan 

Xác suất của một biến cố là khả năng biến cố đó có thể xảy ra. 

Trong hầu hết các dạng xác suất, thông tin định lượng được thu thập và diễn giải để giúp xác định khả năng một biến cố xảy ra thông qua các cơ chế toán học, thường liên quan đến toán thống kê. 

Tham khảo:   Cơ chế giá (Price Mechanism) là gì? Vai trò của cơ chế giá trên thị trường

Ví dụ tỉ lệ phần trăm của một đồng xu bị lật là mặt ngửa hay mặt sấp là một xác suất, xác suất khả năng xuất hiện mặt ngửa là 50% khả năng và xác suất khả năng xuất hiện mặt sấp là 50%.   

Mặt khác, xác suất chủ quan linh hoạt hơn, thậm chí còn được xác định bằng niềm tin của một cá nhân. 

Một người có thể tin rằng cơ hội một biến cố nhất định xảy ra là 25%, trong một hoàn cảnh khác hay trong một phạm vi khác niềm tin của họ có thể thay đổi, ví dụ có thể lên đến 30%. 

Sự thay đổi này có thể xảy ra ngay cả khi không có bằng chứng dữ liệu bổ sung nào mà là do sự thay đổi trong cảm nhận của người quan sát.   

Xác suất chủ quan có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều niềm tin khác nhau của một người. 

Những niềm tin này liên quan mật thiết đến việc các biến cố mà người này gặp phải trong quá khứ cũng như các biến cố khác mà người đó đã chứng kiến trong suốt cuộc đời họ. 

Dù niềm tin của một người có thể là duy lí, nó vẫn không dủ để làm cho một dự đoán trở thành sự thật mà chỉ là cách người đó diễn giải thông tin được trình bày cho họ. 

Tham khảo:   Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (Vietnam Organic Agriculture Association - VOA) là gì?

Ví dụ về Xác suất chủ quan   

Hãy xem xét một người được yêu cầu dự đoán tỉ lệ phần trăm các mặt sẽ xuất hiện các mặt khi tung một đồng xu, phán đoán ban đầu của anh ta là 50% đúng với xác suất khách quan hay về mặt toán học. 

Nếu anh ta tung đồng xu 10 lần và tất cả các lần đều cho mặt ngửa, người này có thể thay đổi tỉ lệ phần trăm cơ hội xuất hiện mặt ngửa của anh ta thành một con số khác lớn hơn 50%, chẳng hạn là 75%. 

Dù người này biết rằng xác suất dự đoán mới là không chính xác về mặt toán học, trải nghiệm cá nhân của anh ta cho thấy 10 lần tung đồng xu trước đó đã khiến anh ta chọn sử dụng xác suất chủ quan là 75%.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo