20. Kinh tế học

Mạng lưới kinh tế (Economic Network) là gì? Ưu nhược điểm của mạng lưới kinh tế

Hình minh họa. Nguồn: networks.imtlucca.it

Mạng lưới kinh tế

Khái niệm

Mạng lưới kinh tế trong tiếng Anh là Economic Network.

Mạng lưới kinh tế là sự kết hợp của các cá nhân, nhóm hoặc quốc gia tương tác để mang lại lợi ích cho toàn bộ cộng đồng. Mục tiêu chính của nhóm trong một mạng lưới kinh tế là củng cố vị thế của nó trong một thị trường.

Mạng lưới kinh tế sử dụng tất cả các lợi thế cạnh tranh sẵn có và nguồn lực của mỗi thành viên để tăng sản lượng và sự giàu có của toàn bộ nhóm.

Thành phần của các mạng này có thể khác nhau. Trong một số mạng kinh tế, các thành viên trong mạng là không thay đổi, trong một số mạng kinh tế khác thì các thành viên có thể tự do gia nhập hoặc rời đi, khiến cho nó luôn biến đổi.

Mạng lưới kinh tế có thể có các hình thức khác nhau, chúng có thể bao gồm các nhóm cá nhân, công ty hoặc quốc gia có chung một mục tiêu. Các loại mạng kinh tế phổ biến có thể xuất hiện dưới hình thức liên doanh giữa hai hoặc nhiều công ty, quan hệ đối tác giữa các tập đoàn (đặc biệt là ở các quốc gia khác nhau).

Hoạt động trong các mạng kinh tế có thể bao gồm tuyển dụng, khảo sát, học hỏi và chia sẻ tài nguyên.

Tham khảo:   Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam (Vietnam Association of Manpower Supply - VAMAS) là gì?

Ưu nhược điểm của mạng lưới kinh tế

Một số lợi ích của mạng lưới kinh tế bao gồm nguồn cung ứng lao động lớn hơn và tiết kiệm chi phí. Khi hai hay nhiều người hoặc nhiều nhóm chia sẻ tài nguyên, họ có thể chia sẻ nhau các nhân tài và cũng có thể giảm được chi phí.

Một ích lợi khác là chia sẻ kiến thức, trong đó nếu một thành viên thiếu kiến thức ở một lĩnh vực nào đó thì một thành viên khác có thể bù đắp bằng chuyên môn của mình. 

Ví dụ, một công ty thăm dò và khai thác mỏ có thể không biết được một số luật hoặc qui định địa phương trong khi đang nghiên cứu và thăm dò tại một khu vực địa lí mới, và do đó có thể gặp phải một số rắc rối. 

Tuy nhiên, nếu công ty này hợp tác với một hoặc nhiều công ty khác, thậm chí là với các công ty địa phương, nó có thể được hưởng lợi từ kiến thức của các đối tác và tránh các rắc rối trong tương lai.

Nhưng bất kì mạng lưới nào cũng có nhược điểm. Trong một số trường hợp, một thành viên có thể có đóng góp lớn hơn những thành viên khác và có thể có một cuộc đấu tranh giành vị trí thống trị, dẫn đến mất cân bằng quyền lực.

Ví dụ về mạng lưới kinh tế 

Phòng thương mại là một ví dụ về mạng lưới kinh tế. Đây là một nhóm các doanh nhân thúc đẩy và bảo vệ lợi ích của các thành viên. Mặc dù nhóm này không tích cực tham gia vào việc tạo ra và ban hành luật pháp và qui định, nhưng nó có thể tạo hiệu quả bằng cách ảnh hưởng đến những người nắm quyền thông qua các nỗ lực vận động hành lang.

Tham khảo:   Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc TP HCM là tổ chức gì? Hoạt động của Hội

Một ví dụ khác về mạng lưới kinh tế là Nhóm G7, bao gồm 7 nền kinh tế lớn nhất và tiên tiến nhất thế giới: Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Tổng GDP của các quốc gia này chiếm gần một nửa GDP thế giới theo giá trị danh nghĩa. 

Nhóm G7 họp hội nghị thượng đỉnh mỗi năm một lần. Các hội nghị thượng đỉnh hàng năm có sự tham gia của những người đứng đầu chính phủ, nơi họ thảo luận về các chính sách và sáng kiến kinh tế và bất kì sự kiện quan trọng nào có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo