20. Kinh tế học

Hàm tiêu dùng (Consumption Function) là gì? Đồ thị hàm tiêu dùng

Hình minh họa. Nguồn: Investopedia

Hàm tiêu dùng (Consumption Function)

Định nghĩa

Hàm tiêu dùng trong tiếng Anh là Consumption Function. Đó là hàm phản ánh mối quan hệ giữa mức chi tiêu tiêu dùng với mức thu nhập khả dụng.

Các thuật ngữ liên quan

Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của các hộ gia đình về hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) là lượng tiêu dùng tăng thêm khi thu nhập khả dụng tăng thêm một đơn vị.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng

(1) Thu nhập khả dụng hiện tại

Đây là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng. 

Ban đầu một người có mức thu nhập thấp, theo thời gian thu nhập của người đó dần tăng lên, khi đó họ có khuynh hướng tiêu dùng tăng. Ngược lại, nếu thu nhập hiện tại giảm xuống thấp hơn mức thu nhập trước đây, thì xu hướng tiêu dùng của người đó thường sẽ giảm xuống.

(2) Hiệu ứng tài sản

Một người có mức của cải ban đầu càng nhiều, thì khả năng tiêu dùng sẽ càng lớn. Mức tiêu dùng tối thiểu của họ sẽ ở mức cao hơn người có ít tài sản. Tuy nhiên, khi khối lượng của cải tích lũy đến một mức độ nhất định thì với mức thu nhập không đổi người ta vẫn sẵn sàng tiêu dùng nhiều hơn.

(3) Dự kiến về mức thu nhập thường xuyên và thu nhập cả đời

Tác động này được nêu lên trong hai giả thiết là thu nhập thường xuyên và thu nhập dòng đời.

Tham khảo:   Qui luật nhiệt động lực học thứ I (The first law of thermodynamics) trong kinh tế là gì?

– Giả thiết thu nhập thường xuyên: Do Milton Friedman đưa ra. Thu nhập thường xuyên là mức thu nhập trung bình trong một thời gian dài. Theo ông thì mỗi cá nhân quyết định chi tiêu của mình dựa trên dự tính về mức thu nhập thường xuyên mà họ có được. Vì vậy mà người ta chỉ thay đổi tiêu dùng khi sự thay đổi về thu nhập có tính ổn định lâu dài. Và hầu hết những thay đổi bất thường giả định là tăng thì phần này sẽ được chuyển sang tiết kiệm.

– Giả thiết thu nhập dòng đời: Do Franco Modigliani và Albert Ando đưa ra. Nội dung của lí thuyết này là người tiêu dùng đưa ra dự tính về tổng thu nhập kiếm được trong cả cuộc đời của mình để từ đó vạch ra chi tiêu cho hiện tại. Nói chung, mọi người đều có xu hướng tiết kiệm lúc còn làm việc để có phần tích lũy cho tuổi già sau này. Nếu tiêu dùng dự tính mà cao thì người ta sẽ tiêu dùng nhiều trong hiện tại.

Đồ thị hàm tiêu dùng

Đồ thị hàm tiêu dùng biểu diễn trên đồ thị với trục hoành biểu thị các mức thu nhập quốc gia và trục tung là các mức tiêu dùng quốc gia. Đồng thời có thể giả thiết rằng hàm tiêu dùng là một hàm tuyến tính với phương trình sau: 

Theo phương trình trên, MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên và chính là độ dốc của hàm tiêu dùng. 

Từ phương trình (1), nếu Y = 0 thì C = C̅. 

Tham khảo:   Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) là gì?

Như vậy hằng số C̅ biểu thị “mức tiêu dùng tối thiểu bắt buộc”. Nói cách khác ngay cả khi thu nhập quốc dân bằng 0, vẫn phải tiêu dùng.

Nguồn: Giáo trình kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính

Tiêu dùng bao nhiêu là đủ?

Để có thể lí giải vấn đề: Tiêu dùng bao nhiêu là đủ? trong hình 4.2, ta kẻ thêm đường 45°. Bất kì điểm nào trên đường 45° đều cho ta C = Y. Vì vậy, điểm cắt của hàm tiêu dùng với đường 45° (giả sử điểm V) có Cv = Yv. 

Như vậy điểm V được gọi là điểm vừa đủ – điểm mà tại đó thu nhập vừa đủ để chi tiêu. Như vậy, phía dưới của điểm tiêu dùng (điểm V) thì tiêu dùng cao hơn thu nhập.

Ví dụ: 

Trên hình 4.2 quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập được minh họa bằng đường thẳng ngắt từ F đến E. Ta thấy tiêu dùng ở mức E cao hơn thu nhập ở mức F. Ngược lại, phía trên của điểm V thì tiêu dùng ít hơn thu nhập và số thu nhập dôi ra đó sẽ được để dành hoặc tiết kiệm.

Tóm lại, trong hình 4.2 thì bên trái của điểm V ứng với mức sản lượng Yv, các hộ gia đình có mức tiêu dùng cao hơn thu nhập.

Còn phía bên phải của điểm V thì thu nhập lại cao hơn tiêu dùng, chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng chính là tiết kiệm.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình kinh tế vĩ mô, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo