20. Kinh tế học

Vùng thị trường (Market region) trong địa lí kinh tế là gì?

Hình minh họa (Nguồn: statcan.gc.ca)

Vùng thị trường

Khái niệm

Vùng thị trường trong tiếng Anh gọi là: Market region.

Vùng thị trường là giới hạn hợp lí của việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất cho cả nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. 

Ý nghĩa của việc xác định vùng thị trường

– Xác định vùng thị trường giúp cho các nhà doanh nghiệp có thể lựa chọn qui mô và địa điểm phân bố thích hợp;

– Khoanh vùng tiêu thụ các sản phẩm chuyên môn hóa lớn;

– Xác định những giới hạn tiết kiệm chi phí sản xuất, vận tải;

– Tính toán cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đối tượng áp dụng

Xác định vùng thị trường chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp lớn và có cơ sở sản xuất ở nhiều vùng khác nhau với khối lượng sản phẩm lớn, vận chuyển nhiều và thường xuyên trên những khoảng cách xa, bằng các phương tiện khác nhau.

Xác định vùng thị trường

Muốn xác định vùng thị trường phải tính bán kính tiêu thụ: 

Bán kính tiêu thụ là giới hạn hợp lí của việc vận chuyển một loại sản phẩm chuyên môn hóa bằng một phương tiện nhất định, theo một hướng nhất định. 

Tham khảo:   Trung lập trong cảm xúc (Emotional Neutrality) là gì? Ví dụ về trung lập trong cảm xúc

Bán kính tiêu thụ

P1+T1R=P2+T2 (r-R) 

T1R+T2R=P2-P1+T2r 

R(T1+T2)=P2-P1+T2r

Trong đó 

R: Bán kính cần tính cho cơ sở (I);

P1,P2 chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm ở vùng (I) và (II);

T1,T2 chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm trên 1 km tính theo hướng từ vùng (I) đến vùng (II) và ngược lại;

R: khoảng cách giữa 2 vùng;

Sau khi tính được bán kính từ cơ sở (I) hướng về cơ sở (II), có thể tính được bán kính ngược lại của cơ sở II hướng về cơ sở (I).

Giải thích một số thuật ngữ liên quan

Vùng kinh tế là những bộ phận kinh tế, lãnh thổ đặc thù của nền kinh tế quốc dân, có chuyên môn hoá sản xuất kết hợp chặt chẽ với phát triển tổng hợp. 

Nếu căn cứ vào các tiêu chí kinh tế để phân chia thì lãnh thổ của một quốc gia được chia thành các vùng kinh tế nhằm thực hiện các chức năng quản lí kinh tế về mặt Nhà nước.

Vì vậy, vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ. Đó là kết quả tất yếu của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế.

Tham khảo:   Trung bình cộng (Arithmetic Mean) là gì? Ứng dụng và hạn chế

(Tài liệu tham khảo: Địa lí Kinh tế, Trường Đại học Lâm Nghiệp)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo