22. Quản trị kinh doanh

Bảo dưỡng hiệu năng (Productive maintenance) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Pilatespromaintenance)

Bảo dưỡng hiệu năng

Khái niệm

Bảo dưỡng hiệu năng trong tiếng Anh gọi là gì: Productive maintenance.

Bảo dưỡng hiệu năng là loại hình bảo dưỡng được định nghĩa là bảo dưỡng nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp nhờ giảm các chi phí do máy móc thiết bị từ chi phí vận hành, bảo dưỡng đến các thiệt hại do thiết bị xuống cấp.

Loại hình này được hãng Genegal Electric đưa vào áp dụng vào cuối những năm 1950 của thế kỉ XX, xuất phát từ quan điểm khắc phục nhược điểm của bảo dưỡng phòng ngừa là “bảo dưỡng quá mức”, bảo dưỡng hiệu năng vừa làm giảm tối thiểu thiệt hại do thiết bị xuống cấp vừa tiết kiệm các chi phí bảo dưỡng thiết bị (xem hình sau).

Bảo dưỡng hiệu năng đã phát triển qua các giai đoạn bảo dưỡng hiệu chỉnh, bảo dưỡng phòng ngừa và Bảo dưỡng hiệu năng hiện đại. 

Bảo dưỡng hiệu năng chính là bước kế tiếp của bảo dưỡng dựa trên tình trạng thiết bị nên nếu không có các cơ sở hạ tầng cần thiết và phương thức bảo dưỡng dựa trên tình trạng vẫn chưa được doanh nghiệp thực sự làm chủ thì không thể chuyển sang bảo dưỡng hiệu năng được.

Tham khảo:   Khách sạn (Hotel) là gì? Phân loại khách sạn

Bảo dưỡng hiệu năng là cơ sở phát triển cho bảo dưỡng hiệu năng tổng thể (TPM).

Bảo dưỡng hiệu năng

Giải thích một số thuật ngữ liên quan:

– Bảo dưỡng phòng ngừa hay bảo trì dự phòng là: 

Tổng hợp các biện pháp tổ chức, kĩ thuật về bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa, được tiến hành theo chu kì sửa chữa và theo kế hoạch nhằm hạn chế sự hao mòn, ngăn ngừa sự cố máy móc thiết bị, đảm bảo thiết bị luôn hoạt động trong trạng thái bình thường và giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng phát sinh. 

(Theo: Quản trị sản xuất, TS. Nguyễn Đình Trung, Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2012)

– Bảo dưỡng phòng ngừa theo tình trạng thiết bị là phương pháp bảo dưỡng phòng ngừa tiên tiến được phát triển từ bảo dưỡng phòng ngừa theo thời gian, được áp dụng trong các ngành công nghiệp khoảng từ giữa những năm 1950.

Nội dung chính của phương pháp này là: Doanh nghiệp xác định chế độ bảo dưỡng thiết bị trên cơ sở thực trạng kĩ thuật- công nghệ của thiết bị.

Tham khảo:   Chấp nhận giải pháp kém lí tưởng (Satisficing) là gì? Ứng dụng trong thực tiễn

(Tài liệu tham khảo: Quản lí kĩ thuật và công nghệ, PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo