22. Quản trị kinh doanh

Bảo dưỡng sửa chữa (Breakdown Maintenance) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Thanhmo)

Bảo dưỡng sửa chữa

Khái niệm

Bảo dưỡng sửa chữa hay Bảo dưỡng khi hỏng máy trong tiếng Anh gọi là: Breakdown Maintenance.

Bảo dưỡng khi hỏng máy là loại hình bảo dưỡng không được chuẩn bị trước mà chỉ được quyết định khi máy móc bị hỏng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp thường hoàn toàn bị động. 

Nhược điểm

Dù vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhưng các chuyên gia kĩ thuật- công nghệ đánh giá đây là loại hình bảo dưỡng lạc hậu nhất bởi nó có rất nhiều nhược điểm: 

+ Phải dừng máy bất thường;

+ Không ngăn ngừa được sự xuống cấp của thiết bị;

+ Có thể kéo theo sự hư hỏng của các máy móc liên quan và dễ gây tai nạn;

+ Làm cho các nhà quản lí sản xuất bị động trong việc lên kế hoạch sản xuất; 

+ Ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trường; 

+ Giảm tính cạnh tranh của doanh nghiệp. 

+ Hơn nữa, do thời điểm xảy ra các hỏng hóc thường ngẫu nhiên, bất ngờ nên các cán bộ quản lí và nhân viên bảo dưỡng, nhân viên cung ứng phụ tùng phục vụ bảo dưỡng luôn bị động trong việc chuẩn bị các chi tiết thay thế, bố trí các công tác sửa chữa làm kéo dài thời gian dừng máy gây chi phí lớn.

Tham khảo:   Đánh giá chất lượng (Quality Evaluation) là gì? Các phương pháp đánh giá chất lượng

+ Trong một số trường hợp, doanh nghiệp thậm chí đã chuẩn bị rất nhiều các chi tiết thay thế nhưng do tính đa dạng và khó dự đoán của các hư hỏng nên khối lượng các chi tiết vẫn rất lớn gây tốn kém; 

Hơn nữa mật độ của các loại hư hỏng thay đổi liên tục nên có chi tiết thay thế luôn bị thiếu trong khi các chi tiết khác nằm trong kho hàng chục năm mà không được dùng tới. 

+ Một nhược điểm khác của phương pháp này là các hư hỏng ở một cụm máy móc nào đó do không kịp ngăn chặn có thể gây hư hỏng dây chuyền làm nguy hiểm đến các bộ phận máy khác hoặc gây tai nạn cho người sử dụng. 

Do các hạn chế nêu trên nên phương pháp bảo dưỡng này thường gây chi phí bảo dưỡng rất lớn vì vậy cho đến nay nó hầu như không còn được áp dụng trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp ở các nước tiên tiến nữa.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí kĩ thuật và công nghệ, PGS. TS. Nguyễn Văn Phúc, Cục Phát triển Doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Tham khảo:   Elevator Pitch là gì? Hiểu về Elevator Pitch

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo