22. Quản trị kinh doanh

Kĩ năng mềm (Soft Skills) là gì? Vai trò của kĩ năng mềm tại nơi làm việc

Hình minh họa. Nguồn: ecampusnews.com

Kĩ năng mềm

Khái niệm

Kĩ năng mềm trong tiếng Anh là Soft Skills.

Kĩ năng mềm là đặc điểm tính cách và kĩ năng giao tiếp đặc trưng cho mối quan hệ của một người với những người khác. Tại nơi làm việc, các kĩ năng mềm được coi là sự bổ sung cho các kĩ năng cứng – là những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của một người.

Các nhà xã hội học có thể sử dụng thuật ngữ kĩ năng mềm để mô tả chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của một người, trái ngược với chỉ số thông minh (IQ).

Kĩ năng mềm thường có liên quan nhiều hơn tới bản chất của mỗi người, hơn là những hiểu biết của người đó.

Do vậy, kĩ năng mềm bao gồm các đặc điểm tính cách quyết định khả năng tương tác của một người với những người khác; và thường là một phần được xác định rõ ràng trong tính cách của mỗi cá nhân. Kĩ năng cứng có thể được học hỏi và hoàn thiện dần dần, nhưng kĩ năng mềm thì khó tiếp thu và thay đổi hơn. 

Ví dụ, các kĩ năng mềm cần thiết cho một bác sĩ là sự đồng cảm, thấu hiểu, tích cực lắng nghe và có thái độ phục vụ bệnh nhân tốt. Các kĩ năng cứng cần thiết cho bác sĩ bao gồm hiểu biết sâu rộng về bệnh tật, khả năng diễn giải kết quả và triệu chứng xét nghiệm, và hiểu biết sâu sắc về giải phẫu và sinh lí học.

Tham khảo:   Muri là gì? Mối quan hệ với Muda và Mura

Vai trò của kĩ năng mềm tại nơi làm việc

Nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng cử viên có sự cân bằng giữa các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm khi đưa ra quyết định tuyển dụng. Ví dụ, nhà tuyển dụng đánh giá cao những người thể hiện được bản thân đã có kinh nghiệm đáp ứng thời hạn có việc; và cả những người có kĩ năng giao tiếp tốt và hiểu biết sâu sắc về các sản phẩm và dịch vụ của công ty. 

Khi giao tiếp với khách hàng tiềm năng, người lao động có kĩ năng mềm tốt có thể tạo ra các bài thuyết trình hấp dẫn, ngay cả khi công việc chính của họ không phải là bán hàng hay marketing. Một kĩ năng mềm có giá trị khác là khả năng hướng dẫn đồng nghiệp trong các nhiệm vụ mới.

Lãnh đạo công ty thường tạo ra nhiều hiệu quả nhất khi họ có kĩ năng mềm tốt. Ví dụ, các nhà lãnh đạo thường được kì vọng sẽ có khả năng nói chuyện và phát biểu tốt, nhưng những nhà lãnh đạo giỏi cũng rất giỏi lắng nghe người lao động và các lãnh đạo khác trong các công ty hoạt động cùng lĩnh vực. 

Đàm phán là một công việc quan trọng đối với nhiều lãnh đạo công ty. Khi đàm phán với nhân viên, khách hàng hoặc cộng sự, các nhà lãnh đạo cần có kĩ năng biết quan tâm đến những gì người khác muốn trong khi vẫn tập trung vào việc thúc đẩy những gì bản thân mình muốn đạt được. 

Tham khảo:   Triết lí quản trị chất lượng của Philip Crosby là gì? Chương trình 14 điểm

Nhà lãnh đạo giỏi cũng cần biết cách khiến cho công việc của mình hiệu quả bằng cách giao nhiệm vụ cho nhân viên một cách khôn khéo.

Kĩ năng mềm mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp khi chúng được thực hành trên cơ sở toàn công ty. Ví dụ, việc tạo ra tinh thần hợp tác giữa các nhân viên là điều quan trọng. Sản lượng và hiệu suất làm việc se được cải thiện khi người lao động hợp tác; chia sẻ kiến thức và công cụ để hoàn thành công việc với nhau.

Khả năng học hỏi các phương pháp và công nghệ mới cũng là một kĩ năng mềm doanh nghiệp mong đợi ở người lao động. Các công ty coi trọng việc học giống như một kĩ năng mềm công nhận nhiều cách học khác nhau và khuyến khích người lao động lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với mình. 

Ngoài ra, biết xử lí sự cố cũng là một kĩ năng mềm quan trọng đối với các công ty. Ví dụ, các công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn khi mọi nhân viên biết cách khắc phục sự cố phần mềm thay vì dựa vào bộ phận công nghệ thông tin cho mỗi lần hỏng hóc máy tính.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo