22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược bán bớt (Divestiture strategy) là gì? Đặc trưng và ví dụ

Related diversification strategies (4)

Hình minh họa

Chiến lược bán bớt (Divestiture strategy)

Định nghĩa

Chiến lược bán bớt trong tiếng Anh là Divestiture strategy. Chiến lược bán bớt trong một vài trường hợp được gọi là chiến lược loại bỏ.

Chiến lược bán bớt được hiểu là bán đi một đơn vị kinh doanh, một bộ phận hay một phần doanh nghiệp.

Đặc trưng

Chiến lược bán bớt thường được thực hiện trong trường hợp doanh nghiệp cần huy động tài chính cho các hoạt động mua bán và đầu tư chiến lược trong tương lai.

Chiến lược bán bớt có thể là một phần của chiến lược cắt giảm nhằm giúp doanh nghiệp thoát khỏi những lĩnh vực kinh doanh không mang lại lợi nhuận hoặc đòi hỏi quá nhiều nguồn lực hoặc không phù hợp với những lĩnh vực kinh doanh khác của doanh nghiệp.

Ví dụ

– Năm 2007, Morgan Stanley đã từ bỏ lĩnh vực kinh doanh thẻ tín dụng Discover (Discover credit card) bằng cách bán nó cho một nhóm các chủ sở hữu và một số các cựu lãnh đạo công ty, những người đã thuyết phục CEO Phillip Purcell và Ban lãnh đạo của Morgan Stanley rằng lĩnh vực kinh doanh này cần phải loại bỏ.

Tham khảo:   Buộc thực hiện đúng hợp đồng trong kinh doanh là gì?

– Adidas bán lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm trượt tuyết với thương hiệu Salomon, lĩnh vực kinh doanh đem lại lợi nhuận thấp nhất của hãng.

Các trường hợp sử dụng chiến lược bán bớt

Theo Fred R.David, chiến lược bán bớt có thể trở thành một chiến lược cạnh tranh rất hữu hiệu trong một số trường hợp sau đây:

– Khi một doanh nghiệp theo đuổi chiến lược cắt giảm nhưng thất bại trong việc thiết lập những thay đổi cần thiết.

– Khi một lĩnh vực kinh doanh cần nhiều nguồn lực để cạnh tranh hơn những gì mà doanh nghiệp có thể đáp ứng.

– Khi một lĩnh vực kinh doanh có thể làm giảm hiệu quả hoạt động chung của toàn doanh nghiệp.

– Khi một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp với các bộ phận khác và định hướng kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp.

Điều này là kết quả của sự khác biệt căn bản về thị trường, khách hàng, nhà quản lí, người lao động, giá trị hay nhu cầu của doanh nghiệp.

– Khi doanh nghiệp cần gấp một số tiền lớn mà không có khả năng tìm kiếm sự tài trợ từ nguồn nào khác.

Tham khảo:   Phân tích mạng lưới giá trị (Value Network Analysis) và lợi ích của phân tích mạng lưới giá trị

– Khi doanh nghiệp bị đe dọa từ các hoạt động chống độc quyền từ chính phủ.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo