22. Quản trị kinh doanh

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là gì? Trình tự

Hình minh hoạ (Nguồn: retailcustomerexperience)

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ

Khái niệm

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ tạm dịch sang tiếng Anh là Completing retail system development policy.

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là việc sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung nội dung của từng chính sách hiện hành hoặc thay thế chính sách hiện hành bằng chính sách mới liến quan đến lĩnh vực phân phối bán lẻ nhằm thực hiện đường lối, mục tiêu chiến lược phát triển thương mại của mỗi nước, phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia và quốc tế trong từng giai đoạn. 

Hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam là việc điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chính sách hiện hành đang tác động đến sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ ở nước ta để đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, phù hợp hơn với các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã và sẽ tham gia kí kết; 

Đồng thời, thích ứng với bổi cảnh, điều kiện thực tiễn luôn luôn biến đổi của lĩnh vực phân phối bán lẻ ở nước ta, nhằm đưa lại lợi ích tối đa cho quốc gia, dân tộc.

Nội dung của việc hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ trong điều kiện hội nhập quốc tế

– Mục đích của việc hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là làm cho chính sách phù hợp hơn với thực tiễn phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ và phù hợp với các cam kết quốc tế của quốc gia nhằm thúc đẩy sự phát triển hệ thống bán lẻ.

– Yêu cầu đối với việc hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ: Phù hợp với thông lệ, chuẩn mực và qui định quốc tế; thực hiện đúng và đẩy đủ các cam kết quốc tế của quốc gia, phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tiễn trong nước và quốc tế.

– Các nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ:

Tham khảo:   Bảo trì dự phòng (Preventive maintenance) là gì? Mục đích

+ Hội nhập thể chế thương mại khu vực và toàn cầu, phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế;

+ Chính sách thương mại bán lẻ tự do hơn, minh bạch hơn, công bằng hơn và phù hợp với thực tiễn hơn so với chính sách hiện hành;

+ Đồng bộ với việc hoàn thiện các chính sách kinh tế khác, nhất là các chính sách thương mại và công nghiệp, các chính sách tài chính – tín dụng, các chính sách về đầu tư và đất đai…;

+ Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên các lợi ích nhóm; hạn chế tối đa các xung đột về lợi ích giữa các nhà bán lẻ trong nước với các nhà bán lẻ nước ngoài, giữa các hệ thống bán lẻ truyền thống với hệ thống bán lẻ hiện đại, giữa các nhà bán lẻ với người tiêu dùng;

+ Chi phí hoàn thiện chính sách ở mức thấp nhất có thể và hiệu quả, hiệu lực của chính sách được hoàn thiện phải cao hơn chính sách hiện hành

– Tốc độ hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ: là khoảng thời gian cần thiết cho việc hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ theo hướng chuyển các hoạt động phân phối bán lẻ từ trạng thái hiện tại sang các hoạt động phân phối bán lẻ ở trạng thái khác trong tương lai phù hợp với mục tiêu chính sách được hoàn thiện.

Trình tự hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ

Trình tự (hay qui trình/công nghệ) hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là một trật tự các bước tiến hành việc hoàn thiện chính sách hiện hành (rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế…) để có một chính sách mới hoàn thiện hơn. 

Bước 1: Rà soát các chính sách hiện hành tác động đến lĩnh vực phân phối bán lẻ, đối chiếu các qui định chính sách với các cam kết hội nhập quốc tế, phát triển và phân loại để xác định: 

Tham khảo:   Chiến lược đóng cửa (Liquidation strategy) là gì?

– Những chính sách đã không còn phù hợp cần thay thế bằng chính sách mới khác

– Các chính sách cần sửa đổi, bổ sung hoàn thiện

– Xác định các nội dung cụ thể của từng chính sách cần loại bỏ hoặc cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn

– Xác định loại văn bản và/hoặc cấp pháp lí của văn bản qui định chính sách dự kiến sẽ được hoàn thiện

Bước 2: Điều chỉnh chính sách phát triển hệ thống bán lẻ (sửa đổi, bổ sung, thay thế…) theo 2 nhóm nội dung công việc, gồm: 

– Thiết lập chính sách mới (để thay thế chính sách đã loại bỏ hoặc để điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động cần có chính sách của Nhà nước nhưng từ trước đến nay chưa có chính sách điểu chỉnh).

– Sửa đổi các chính sách hiện hành, bổ sung thay thế các nội dung và các qui định cụ thể của chính sách hiện hành (cụ thể là mục tiêu hoặc/và quan điểm, công cụ chính sách… tùy theo kết quả rà soát, phân định ở bước 1).

Bước 3: Tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách trên thực tiễn, phát hiện những khiếm khuyết của chính sách, các vấn đề vướng mắc hoặc qui định chưa phù hợp với thực tiễn để tiếp tục hiệu chỉnh, bổ sung hoàn thiện chính sách hơn nữa.

Tốc độ hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ và trình tự hoàn thiện chính sách này có mối quan hệ hữu cơ. 

Trong trường hợp xác định trình tự hoàn thiện chính sách đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ cần phải có một khoảng thời gian nhất định, sẽ đòi hỏi tốc độ hoàn thiện chính sách đó phải thích ứng và ngược lại. 

Chi phí hoàn thiện chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là những chi phí mà nền kinh tế phải bỏ ra về mặt thời gian và chi phí nguồn lực để lĩnh vực phân phối bán lẻ của nền kinh tế chuyển đổi và điều chỉnh theo mục tiêu, yêu cầu đề ra của chính sách được hoàn thiện trong từng giai đoạn. 

Tham khảo:   Qui luật tương phản (Law of Contrast) trong quản trị kinh doanh là gì?

Khoản chi phí này có thể được coi như một khoản đầu tư cho việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của xã hội nhờ tác động của chính sách phát triển hệ thống bán lẻ được hoàn thiện đó.

(Tài liệu tham khảo: Vai trò quản lí nhà nước đối với mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, ĐH Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo