22. Quản trị kinh doanh

C2B (Consumer To Business) là gì? Ví dụ về mô hình C2B

Hình minh họa

C2B – Consumer To Business (Người tiêu dùng – Doanh nghiệp)

Định nghĩa

C2B là viết tắt của cụm từ Consumer To Business trong tiếng Anh.

C2B là mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và bán lại giá trị đó cho doanh nghiệp. Trái ngược với khái niệm phổ biến về B2C nơi các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng cuối, mô hình C2B cho phép doanh nghiệp trích xuất giá trị từ người tiêu dùng và ngược lại.

Ví dụ: Khi người tiêu dùng viết đánh giá hoặc đưa ra ý tưởng hữu ích để phát triển sản phẩm mới thì người tiêu dùng đó đang tạo giá trị cho doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp chấp nhận những thông tin đầu vào đó. 

Các hình thức kinh doanh của C2B

Các mô hình kinh doanh của C2B bao gồm mô hình đấu giá ngược hoặc mô hình thu thập nhu cầu, cho phép người mua đặt tên và định giá riêng cho hàng hóa hoặc dịch vụ của họ. Trang web thu thập giá thầu nhu cầu sau đó cung cấp giá thầu cho người bán tham gia.

Trong thị trường C2B, các vai trò liên quan đến giao dịch phải được thiết lập và người tiêu dùng phải cung cấp được giá trị cho doanh nghiệp.

Một hình thức khác của C2B xảy ra khi người tiêu dùng cung cấp cho doanh nghiệp cơ hội dựa trên phí tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp trên blog của người tiêu dùng. 

Tham khảo:   Lương tâm doanh nghiệp (Corporate Conscience) là gì?

Ví dụ, các doanh nghiệp về thực phẩm có thể thuê các food blogger quảng cáo cho sản phẩm của họ. Các đánh giá trên Youtube hoặc blog có thể được khuyến khích bởi các sản phẩm miễn phí hoặc thanh toán trực tiếp. 

Các đối tượng trong mối quan hệ C2B

Mô hình C2B đã phát triển mạnh mẽ trong thời đại Internet vì khả năng tiếp cận những khách hàng đã có sự kết nối tới thương hiệu. Khi mối quan hệ kinh doanh đã từng chỉ là một chiều, với việc các công ty đưa dịch vụ và hàng hóa tới người tiêu dùng, mạng lưới hai chiều mới đã cho phép người tiêu dùng trở thành doanh nghiệp của chính họ.

Để mối quan hệ C2B được hình thành, những người tham gia phải được xác định rõ ràng. Người tiêu dùng có thể là bất kì cá nhân nào, có sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó để cung cấp cho doanh nghiệp. Ví dụ: có thể là một blogger giới thiệu sản phẩm cho các nhãn hàng, một nhiếp ảnh gia cung cấp hình ảnh cho các doanh nghiệp.

Người tiêu dùng cũng có thể là người trả lời các cuộc thăm dò thông qua trang khảo sát hoặc cung cấp dịch vụ tuyển dụng bằng cách giới thiệu ai đó thông qua các trang web giới thiệu tuyển dụng. 

Doanh nghiệp trong mô hình này có thể là bất kì công ty nào có kế hoạch mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ các cá nhân trực tiếp hoặc thông qua người trung gian. Đối tượng trung gian sẽ kết nối doanh nghiệp cần một dịch vụ hoặc hàng hóa nào đó với những cá nhân có khả năng cung cấp chúng, trung gian hoạt động như một cổng thông tin cho cả người mua và người bán. 

Tham khảo:   Ý định nghỉ việc (Turnover intention) của nhân viên là gì?

Các trung gian thúc đẩy hàng hóa và dịch vụ thông qua các kênh phân phối và cung cấp cho các cá nhân dịch vụ quảng cáo, hậu cần và chuyên môn kĩ thuật. 

Khó khăn và thách thức

Bởi C2B là một mô hình tương đối mới, các vấn đề pháp lí tiềm ẩn như cách lập hóa đơn và nhận tiền vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Một công ty truyền thống sẽ chỉ cần trả lương cho một nhóm nhân viên nhất định, nhưng các doanh nghiệp C2B có thể phải xử lí hàng ngàn khoản thanh toán của khách hàng. 

Theo đuổi cách tiếp cận C2B là một lựa chọn chiến lược và đòi hỏi phải có cam kết liên quan đến người tiêu dùng trong các quyết định kinh doanh. Điều này cần thêm nỗ lực, nguồn lực và kỉ luật để tránh tập trung vào nội bộ, nhưng điều quan trọng là doanh nghiệp phải thành công trong thị trường hướng đến người tiêu dùng.

(Tài liệu tham khảo: Katherine Arline, Elaine J. Hom – What is C2B, 2015)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo